Tăng Huyết Áp Thai Kỳ Mối Nguy Hiểm Đáng Sợ Của Mẹ Bầu

Tăng huyết áp thai kỳ không còn quá xa lạ với các mẹ từng sinh con. Không phải mẹ nào cũng bị tuy nhiên trong quá trình thăm khám được bác sỹ tư vấn hoặc tự tìm hiểu. Còn với phụ nữ lần đầu làm mẹ hay chuẩn bị làm mẹ thì tăng huyết áp thai kỳ là thuật ngữ mới mẻ không phải ai cũng biết và tìm hiểu về nó. Vậy tăng huyết áp tha kỳ là gì? Những nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ tỏng quá trình mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé ra sao, các mẹ hãy  tìm hiểu nhé.

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

tang-huyet-ap-thai-ky

Theo các báo cáo thống kê thì các rối loạn tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 10% – 22% thai kỳ. Tăng huyết áp được phân thành 4 nhóm, phản ánh sự khác nhau về nguyên nhân và các biến chứng thai kỳ đi kèm gồm: Tăng huyết áp mạn tính, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mãn tính.

Tần suất các rối loạn tăng huyết áp rất khó thống kê để đưa ra con số chính xác. Tuy nhiên, tiền sản giật ảnh hưởng tới 5% – 8% thai kỳ. Tăng huyết áp mạn tính chiếm khoảng 20% các trường hợp tăng huyết áp thai kỳ.

Tăng huyết áp thai kỳ mãn tính

Đây là trường hợp tăng huyết áp được chẩn đoán và xác định trước khi mang thai hoặc trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Khi mà kết quả đo được huyết áp tâm thu > 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg. Tăng huyết áp mãn tính thường được chẩn đoán khi tình trạng cao huyết áp kéo dài sau sinh. Với phụ nữ bị tăng huyết áp mãn cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Vì có nguy cơ gia tăng các biến chứng, bao gồm tiền sản giật ghép, nhau bong non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh non và thai lưu.

Với trường hợp mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ mãn tính cần được tư vấn tiền sản và xử lý các biến chứng rất cần thiết.

Lưu ý:

Một số thuốc chống tăng huyết áp thường kê đơn có chống chỉ định hoặc nên tránh sử dụng trước và trong suốt thai kỳ. Các thuốc này bao gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin, thuốc lợi tiểu và hầu hết các thuốc ức chế thụ thể bêta. Chính vì vậy, các mẹ cần phải tìm tìm hiểu và đọc kỹ thành phần và chống chỉ định trước khi sử dụng. Trong thời kỳ mang thai tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Điều trị

Hiện nay việc điều trị tăng huyết áp thao kỳ bằng thuốc chống tăng huyết áp thai kỳ vẫn còn nhiều tranh cãi. Nếu sau 3 tháng đầu của thai kỳ huyết áp trở về mức binh thường thì không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Trừ trường hợp tăng huyết áp nặng và cấp tính. Tuy nhiên phần lớn các bệnh viện bắt đầu hoặc tiếp tục các thuốc điều trị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu vượt trên 160mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 100mmHg với hơn một lần đo.

Khi có dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ mãn tính thì thai phụ cần được theo dõi sát bất cứ dấu hiệu nào của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp nặng thêm và protein niệu mới xuất hiện hay gia tăng. Và thai phụ cần được đánh giá lặp lại tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi mặc. Tần suất theo dõi thường do bác sỹ đang điều trị quyết định.

Tăng huyết áp thai kỳ là tăng huyết áp khởi phất sau tuần thứ 20 của thai kỳ, không có dấu hiệu của tiền sản giật. Huyết áp sẽ trở về bình thương trong 3 tháng sau sinh.

Mẹ sẽ cần làm xét nghiệm nếu có các triệu chứng tăng huyết áp kèm nhức đầu và đổ mồ hôi không kiểm soát. Vì dù là hiếm nhưng có thể xuất hiện các u tế bào ưa crom trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng sản phẩm có các triệu chứng tăng huyết áp, đạm trong nước tiểu và phù nhiều. Tình trạng này xảy ra sau tuần thai thứ 20. Nguyên nhân chính gây tăng huyết áp là có tình trạng co thắt các mạch máu nhỏ. Ðạm niệu là do mạch máu thận bị tổn hại gây thất thoát đạm qua nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng này. Phù do bị mất nhiều đạm, phù nhiều, có thể phù cả tay và mặt, không hết sau nằm nghỉ. Phù trong tiền sản giật khác với phù sinh lý khi mang thai (phù ở chân do chèn ép sẽ khỏi sau một đêm nằm)

tang-huyet-ap-thai-ky

Cách hạn giảm huyết áp thai kỳ

1. Luôn vận động

Phụ nữ không tập thể dục có nguy cao hơn những người tập thể dục. Hãy trao đổi với bác sĩ về kế hoạch tập thể dục. Để có sự tư vấn về chế độ tập luyện nghỉ ngơi hợp lý nhé.

Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn chuyển hóa năng lượng tốt hơn. Cơ thể luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng . Giảm đáng kể tình trạng tăng huyết áp thai kỳ.

Khi mới tập mẹ nên tập những bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội với cường độ thấp dành cho phụ nữ có thai nhé.

Khi đi tham khám định kỳ hãy trao đổi với bác sỹ về cường độ tập luyện của mình. Để có sự tư vấn, theo dõi tốt nhất.

2. Kiểm soát cân nặng

Tăng cân quá mức dẫn đến thừa cân là một trong nhiều yếu tố khiến các mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ. Vì vậy, khi mang thai mẹ cần có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Để kiểm soát được cân nặng của mình phù hợp với sự phát triển của con. Để hai mẹ con có đều trong giời hạn khỏe mạnh.

Một hình thức khác của tăng huyết áp thai kỳ là tiền sản giật có nguyên nhân từ sự thừa cân quá mức của mẹ bầu. Tiền sản giật có thể dẫn đến các vấn đề về thận và gan ở mẹ và các biến chứng ở trẻ sau này.

Ngoài ra thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác trong thai kỳ. Như là: đau lưng, kiệt sức, chuột rút ở chân, bệnh trĩ, bệnh tiểu đường trong thai kỳ, ợ nóng và đau khớp. Mẹ nên thiết lập cho mình chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn.

3. Giảm căng thẳng

tang-huyet-ap-thai-ky

Căng thẳng mệt mỏi do công việc hay chuyện xung quanh. Cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp cho dù mẹ đang mang thai hay không. Vì vậy, mẹ hãy sống tích cực gạt bỏ những lo âu căng thẳng không cần thiết.

Không làm việc quá sức khi mang thai.

Thư giãn bằng một bản nhạc, hay đi tản bộ, đi mua sắm cũng rất hiệu quả để xua tan những suy nghĩ tiêu cực trong đầu đó nhé.

4. Tập thở có kiểm soát

Nằm thoải mái hay ngồi trên ghế. Đặt gối ở dưới đầu gối để giúp đầu gối cong nếu bạn chọn cách nằm.

Để cảm nhận được cơ hoành chuyển động, hãy đặt tay trên ngực và dưới xương lồng ngực.

Từ từ hít vào bằng mũi để cảm thấy dạ dày di chuyển lên.

Từ từ thở ra bằng miệng bằng cách đếm đến năm, đồng thời hóp chặt cơ bụng vào.

Lặp lại và giữ cho hơi thở đều đặn, từ từ.

5. Hãy xem kỹ thuốc chữa bệnh

Tăng huyết áp cũng là tác dụng phụ của một số thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ về loại thuốc bạn đang dùng và tìm hiểu xem chúng đó có an toàn để sử dụng trong khi mang thai hay không.

Tránh muối và thực phẩm nhiều natri. Mặc dù cơ thể cần số lượng nhỏ natri nhưng tiêu thụ quá nhiều natri sẽ gây hại và có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ. Nếu bị huyết áp cao, bạn hãy thực hiện các bước sau để giảm lượng natri:

6. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn có thể làm hạ huyết áp.

Phải đảm bảo rằng khẩu phần ăn mỗi ngày có ít nhất 6 – 8 phần ngũ cốc.

Thay ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc lợi sữa minmin nguyên hạt như gạo lứt, mì ống và bánh mì nguyên cám.

7. Bổ sung thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn

tang-huyet-ap-thai-ky

Chế độ ăn uống giúp kiểm soát tăng huyết áp nên được tăng cường thực phẩm giàu kali. Thực phẩm nên bổ sung gồm: khoai lang, cà chua, đậu thận, nước cam, chuối, đậu, khoai tây, trái cây sấy khô, dưa và dưa vàng.

Tiêu thụ kali ở mức vừa phải (khoảng 2,000mg – 4,000mg mỗi ngày).

 

8. Ăn sôcôla đen

Theo nghiên cứu lâm sàng, sôcôla đen thực sự có ích trong việc hỗ trợ giảm giảm huyết áp.

Ăn 15g sôcôla đen giúp bổ sung ít nhất 70% cacao mỗi ngày.

Vì sôcôla đen chứa lượng calo cao nên không nên ăn quá nhiều.

9. Tránh uống rượu và đồ uống chứa caffein

Không tốt cho huyết áp, caffein và rượu còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ nên tránh cả hai loại thực phẩm này, đặc biệt là khi bị huyết áp cao.

Uống cà phê sẽ làm giảm lưu lượng máu qua nhau thai và làm tăng nguy cơ sẩy thai. Mặc dù cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của caffein trong thai kỳ. Nhưng tốt nhất bạn nên uống cà phê đã khử caffine.

Uống nhiều rượu không những làm tăng huyết áp mà còn hưởng xấu đến thai nhi. Trước khi muốn uống rượu bia, thậm chí chỉ là một ly rượu vang, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thai kỳ kèm theo rối loạn tăng huyết áp phải được theo dõi sát do gia tăng nguy cơ các biến chứng thai kỳ. Tăng huyết áp khởi phát trong thai kỳ cần nghĩ đến tiền sản giật. Các thuốc chống tăng huyết áp có khuynh hướng được để dành cho các trường hợp tăng huyết áp nặng và dai dẳng. Nhiều loại thuốc trị tăng huyết áp bị chống chỉ định trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Ở những phụ nữ có nguy cơ trung bình đến cao tái phát tiền sản giật. Nên dự phòng bằng aspirin liều thấp và bổ sung canxi trong các thai kỳ tiếp theo. Việc theo dõi lâu dài nguy cơ tim mạch đóng vai trò quan trọng đối với các phụ nữ có tiền sử rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ.

Mẹ có thể tham khảo trà vằng rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp của mình

Xem thêm: Trà vằng túi lọc Mệ Đoan tốt cho sức khỏe bà bầu

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x