Chăm sóc trẻ sơ sinh và các vấn đề thường gặp

Chăm sóc bé sơ sinh đòi hỏi mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng các kỹ năng. Dù có tỉ mỉ đến đâu nhiều khi mẹ và cùng thành viên trong gia đình cũng không thể biết được bé đang cảm thấy như thế nào. Với những mẹ lần đầu nuôi con không có kinh nghiệm chăm sóc trẻ  không nên lo lắng quá rồi stress mệt mỏi thêm thôi ạ. Đừng cuống cuồng lên khi con có biểu hiện lạ, hãy bình tĩnh rồi sẽ giải quyết ổn thôi ạ. Rồi tất cả cũng trôi qua và tốt đẹp cả thôi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các mẹ những kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ sơ sinh và cách giải quyết những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh 

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong từng cữ sữa 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, sau khi bé chào đời, cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh. Vì chỉ trong sữa mẹ mới có những kháng thể giúp bé phát triển và hoàn thiện hệ miễn dịch.

Sữa non được tiết ra trong những giờ đầu sau khi sinh bé có chứa những kháng thể rất quan trọng với sức khỏe của trẻ. Nhờ đó bé khỏe mạnh, phòng chống được nhiều bệnh tật. Nếu chưa thấy sữa ra thì mẹ cũng không nên lo lắng. Mẹ tiếp tục cho bé bú các tuyến sữa sẽ bị kích thích và tiết sữa ra. Bé càng bú nhiều thì sữa được tiết ra càng nhiều.

Vậy bú mẹ như thế nào để bé tận hưởng được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ?

Tư thế bế bé

Đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú, thân bé sát người mẹ, toàn bộ người trẻ được nâng đỡ. Ngực bé áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti. Mẹ đặt đầu ti hướng đến miệng của bé chứ đừng đẩy vào lưỡi con. Con có thể tự điều chỉnh để có thể bú mẹ một cách tốt nhất. Môi của bé không bị mút vào mà đặt trên quầng vú mẹ.

cham-soc-tre-so-sinh-va-cac-van-de-thuong-gap

Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu sữa trong mỗi cữ bú?

– Trong một tháng đầu bé cần trung bình 60ml – 80ml trong mỗi cữ bú, khoảng 7 – 8 cữ bú/ngày. Trong vài ngày đầu tiên được sinh ra dạ dày của bé rất nhỏ. Nên lượng sữa cần trong mỗi cứ chỉ tầm 5ml – 10ml. Dạ dày bé sẽ tăng kích thước từng ngày trong 2 tuần đầu đó mẹ. Nên số lần bé bú sẽ rất nhiều trong ngày. Mỗi cữ bú kéo dài 15 – 20 phút để bé được hưởng trọn vẹn dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Thời gian cách nhau khoảng 90 phút trong những tuần đầu, sau đó tăng lên 2 – 3 giờ/lần.

– Từ 2 – 4 tháng tuổi tiếp theo mỗi cữ sữa bé bú sẽ nhiều hơn. Khoảng 100ml – 120ml và 6 – 7 bữa/ngày tầm 700ml – 800ml/ngày.

– Sang tháng tuổi thứ 5 – 6: lượng sữa trung bình bé cần 800ml – 1000ml/ngày tương đương với mỗi cữ bú từ 150ml – 180ml/cứ bú. Số lần ăn của bé sẽ giảm đi mẹ nhé khoảng 5 – 6 bữa/ngày nhưng lượng sữa sẽ tăng lên đó ạ. Mẹ yên tâm không phải bé biếng ăn hay gì đâu.

Cách để biết bé đã bú đủ sữa hay chưa?

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ băn khoăn con ti như vậy đã đủ lượng sữa cần thiết chưa. Vì trẻ sơ sinh ngủ nhiều trong ngày và rất dễ ngủ khi được mẹ cho ti. Mẹ muốn biết bé bú đủ hay không có thể quan sát số lần bé đi tiểu. Nếu bé đi tiểu đều đặn từ 2 – 5 lần hoặc từ 7 – 8 lần mẹ yên tâm bé đã bú đủ sữa mẹ rồi đó. Cách biết chính xác hơn, đó là mẹ vắt sữa hay hút sữa bằng máy hút sữa cho vào bình để biết được lượng sữa mẹ bé bú mỗi cữ. Đồng thời cách này còn giúp bé hưởng trọn vẹn lượng chất có trong cữ sữa mẹ.

Trong trường hợp bé ti sữa công thức thì mẹ dễ dàng trong việc đo đếm lượng sữa bé ti mỗi cữ. Bé phát triển bình thường nếu trung bình hàng tháng cân nặng của bé tăng 600g. Có những bé khả năng hấp thụ tốt có thể tăng đều trong 3 tháng đầu mỗi tháng hơn 1kg.

 

cham-soc-tre-so-sinh-va-cac-van-de-thuong-gap

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ không cần cho bé uống thêm nước đâu nhé

Trong 4 – 6 tháng đầu bé không cần và mẹ không nên cho bé uống nước hay các loại nước trái cây đâu nhé. Với bé ti sữa mẹ hoàn toàn thì trong sữa đã cung cấp đủ chất cần thiết bao gồm nước. Còn với bé uống sữa công thức thì sau khi cho bé ti, mẹ nên cho bé tráng miệng bằng chút nước trắng.

Từ tháng thứ 6 bé có thể bắt đầu ăn dặm được rồi nhé. Lúc này mẹ cần duy trì cho bé bú ít nhất 500ml sữa mẹ/ngày.

Khám phá thế giới qua việc bú mẹ của trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh thích bú và cần được bú. Cách khám phá thế giới tốt nhất với bé lúc này là thông qua sự cảm nhận của vị giác. Nên khi không được bú bé sẽ tự mút ngón tay của mình để được thỏa mãn sự thích thú của bản thân. Tuy nhiên, móng tay bé khá sắc nên mẹ cẩn thận khi bé cựa quậy tay sẽ làm bé bị thương. Mẹ có thể sử dụng núm ti giả trong lúc bé thức, chơi đùa hay bé ngủ sau. Vừa đảm bảo bé không mút tay vừa có tác dụng chỉnh hàm cho bé.

Giai đoạn khoảng 3 – 4 tháng tuổi có bé đã bắt đầu mọc răng ngứa lợi, bé sẽ nghiến ngáu bất kỳ thứ gì bé có thể đưa vào miệng, và ti của mẹ thường sẽ bị đau mỗi lần bé nhay nghiến đó ạ. Nên ti ngậm sẽ là một giải pháp hỗ trợ mẹ giảm tình trạng bị bé nghiến nứt cổ gà.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu giờ một ngày?

cham-soc-tre-so-sinh-va-cac-van-de-thuong-gap

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng để bé phát triển và khôn lớn khỏe mạnh. Mỗi giấc ngủ của bé sơ sinh thường ngắn nhưng tổng thời gian ngủ của bé lên đến 16 giờ trong ngày. Vì bé chưa quen với môi trường bên ngoài nên ngoài lúc đói và khi tè hay ị làm ướt tã khó chịu bé mới tỉnh giấc. Tuy nhiên, nếu bé ngủ quá 3 giờ mà không dậy để bú sữa thì lúc này mẹ nên đánh thức bé dậy và cho bé ăn. Nếu bé ngủ quá lâu có thể bị hạ đường huyết ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mẹ sẽ vất vả trong thời gian này vì cơ thể chưa kịp hồi phục mà thường xuyên phải thức đêm theo bé. Tuy nhiên, mẹ sẽ thấy nhàn nhã hơn nếu mẹ tạo cho bé cảm giác như được bao bọc giống với trong bụng của mẹ. Bằng cách mẹ dùng loại khăn bông hay khăn xô to quấn tạo ổ cho bé nằm. Và để tiện cũng như dễ dàng hơn mẹ nên mua 1 – 2 chiếc chăn ủ quấn summer để ủ cho bé 3 tháng đầu đời. Như vậy sẽ giúp bé không bị giật mình ngủ ngon giấc hơn. Mẹ sẽ yên tâm chợp mắt theo giấc ngủ bé không hề quấy khóc nhé.

Cho bé ngủ đúng cách 

Mọi em bé đều rất thích ngủ trong vòng tay của mẹ. Vì hơi ấm và vòng tay mẹ khiến bé cảm giác được che chở, an toàn nên bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế việc này. Nếu mẹ thường xuyên cho bé ngủ trong lòng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé. Hơn nữa, bé sẽ rịt hơi mẹ rất khó khi nhờ người chăm sóc thay thế.

 

cham-soc-tre-so-sinh-va-cac-van-de-thuong-gap

Trong 3 tháng đầu mẹ sẽ khá vất vả vì canh theo từng bữa ăn giấc ngủ của bé, lời khuyên với các mẹ là hãy tập thói quen nghỉ ngơi theo giấc ngủ của bé nhé. Mẹ không nên rèn bé ngủ theo giờ giấc mẹ muốn sớm quá đâu ạ. Sau 3 tháng tuổi, khi bé đã thích nghi được môi trường bên ngoài thời gian ngủ của bé giảm dần và lúc này mẹ rèn cho bé ngủ theo giấc mình mong muốn được rồi đó.

Một giấc ngủ an toàn cho trẻ

Trẻ sơ sinh có xương cột sống thẳng và xương cổ bé chưa cứng cáp và linh hoạt. Vì vậy, để đảm bảo cho cột sống của bé luôn được bảo vệ tốt nhất cho đến khi hoàn thiện hoàn toàn như người lớn thì khi ngủ trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên không nên nằm ngủ bằng gối. Nằm thẳng chính là tư thế tốt nhất để trẻ thấy thoải mái nhất trong lúc ngủ. Sang tháng thứ hai mẹ có thể dùng loại gối sơ sinh mềm và thấp, hay có thể dùng khăn mềm làm gối kê cho bé ngủ ngon giấc.

Không cho bé đắp chăn chung với người lớn mẹ nhé. Chăn của người lớn khá nặng đặc biệt vào mùa đông sẽ gây nguy hiểm cho bé. Tùy thuộc vào mùa bé được sinh ra mẹ chọn cho bé những chiếc chăn đắp khác nhau. Mùa hè thu thì chỉ cần đắp cho bé những chiếc chăn lưới, chăn cotton mỏng, hay tận dụng những chiếc khăn xô quấn đa năng để đắp cho bé. Đến cuối thu và mùa đông xuân bé cần được giữ ấm trong những chiếc chăn lông hay bông trần sẽ giữ nhiệt cho cơ thể bé tốt hơn mẹ nhé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bế/ẵm sao cho đúng?

Nguyên tắc bế trẻ sơ sinh an toàn

Với những mẹ lần đầu bế bé sơ sinh sẽ khá khó khăn vì mẹ luôn có cảm giác bé rất mỏng manh và sợ làm bé đau. Không biết bế bé sao cho đúng để bé an toàn và thoải mái. Nguyên tắc khi bế bé mà mẹ cần ghi nhớ là luôn đỡ phần đầu của bé nâng cao hơn phần cổ, thả lỏng tay khi bế con, ôm bé vào lòng để bé có cảm giác thoải mái nhất khi nằm trong vòng tay của mẹ. Vì đầu trẻ sơ sinh chiếm 1/4 trọng lượng cơ thể và cổ bé chưa cứng nên mẹ cẩn thận khi bế bé từ giường, nôi lên nhé.

 

cac-van-de-thuong-gap

Động tác ôm sát bé vào trong lòng của mẹ vừa thể hiện tình cảm cũng như giúp bé cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và hơi ấm từ cơ thể mẹ truyền cho bé. Tuyệt đối không được rung lắc trẻ khi bế mẹ nhé. Vì hộp sọ của bé chưa hoàn thiện, khi trẻ 18 tháng tuổi thóp mới đóng hoàn toàn. Nếu rung lắc nhiều hay làm đầu bé va đập mạnh sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bé đó ạ.

Tư thế bế bé trong từng giai đoạn

Tư thế bế bé sau khi cho bé bú cũng rất quan trong mẹ nhé, mẹ nên giữ cho bé ở tư thế thẳng đứng. Không nên đặt bé nằm hoặc bế nâng bé ngay tránh trường hợp bé no sẽ dễ bị nôn, trớ sữa.

Đặt bé nằm lên đùi của mẹ rồi đong đưa nhẹ nhàng cũng là cách giúp bé cảm thấy thoải mái, vừa giúp bạn có thể trò chuyện với bé và bé có thể hóng chuyện theo.

Khi bé lớn hơn một chút, bé có xu hướng tiếp xúc, muốn khám phá môi trường xung quanh vì thế mẹ nên bế bé hướng về phía trước. Trong phòng bé lúc này nên trang trí nhiều màu sắc để giúp bé phát triển thị giác, cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng để phát triển thính giác và kích thích não bộ giúp trẻ thông minh và nhanh nhẹn hơn.

Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh cao hơn người lớn

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường là 37 độ C cao hơn người lớn đó mẹ ạ. Vì thế nếu nhiệt độ cơ thể của bé có dấu hiệu sốt dưới 38 độ C thì mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng. Lúc này, mẹ nên dùng khăn sạch nhúng nước ấm vắt khô và lau cổ, lách và bẹn để hạ sốt cho bé. Mẹ nên mặc quần áo thoáng mát và dễ thấm mồ hôi nhé.

Nếu trường hợp sốt cao 38 độ C trở lên thì nên đưa bé đi khám ngay hoặc cho bé uống thuốc sốt để tránh trẻ bị co giật do sốt cao. Thuốc hạ sốt phải do bác sĩ kê nhé, mẹ không nên dùng tùy tiện đâu ạ. Vì thói quen người Việt chúng ta thường tự ra cửa hàng thuốc nêu biểu hiện mà không khám xét gì vẫn có thuốc điều trị. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh thì mẹ cần cẩn thận. Mọi thứ liên quan đến thuốc thang nên có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Xem chi tiết: Nguyên nhân và hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sốt

cham-soc-tre-so-sinh-va-cac-van-de-thuong-gap

Mẹ nên tập thói quen kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé hàng ngày vào mỗi buổi sáng tối. Theo kinh nghiệm thì mẹ không nên mua nhiệt kế thủy ngân. Bởi thời gian chờ đợi lâu, nguy cơ rơi vỡ gây nguy hiểm rất cao. Độ chính xác không cao lắm, bé cựa quậy khó chịu khi mẹ kẹp nhiệt độ gây khó chịu. Mẹ nên chọn nhiệt kế điện tử vừa tiện lợi vừa an toàn và cho kết quả nhanh chóng.

Tắm cho bé sơ sinh đúng cách

Vậy em bé sơ sinh thì có cần tắm hàng ngày không, có lẽ khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhiều người sẽ thắc mắc?

Từ 1 – 2 ngày sau khi được sinh ra, da của bé có hiện tượng bong tróc “lớp gây”. Lớp da này có tác dụng bảo vệ da ở trong túi ối cũng sự xâm nhập của vi khuẩn, virus trong ngày đầu chào đời. Lúc này mẹ tắm cho bé nhé, để loại bỏ lớp gây khỏi da bé. Vì lúc này lớp gây đã không còn tác dụng bảo vệ bé mà ngược lại có thể là môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.

Với trẻ sơ sinh tắm mỗi ngày không nên và không cần thiết vì làn da của bé rất nhạy cảm dễ bị khô. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần là đủ. Và tùy và điều kiện thời tiết mà mẹ tăng hoặc giảm số lần tắm cho bé nhé.

Khi chuẩn bị nước tắm cho bé mẹ cần chú ý đến nhiệt độ của nước. Âm ấm khoảng 40 độ C là vừa, nóng quá sẽ khiến bé bị bỏng hoặc khô da . Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách dùng vùng da cổ tay mình chạm vào nước, nếu vừa ấm thì cũng phù hợp tắm cho bé. Nếu mẹ không chắc chắn thì nên sử dụng nhiệt kế đo nước cho chuẩn xác nhé. Mức nước để tắm cho bé chỉ khoảng 7cm – 10cm là hợp lý.

Mỗi lần tắm cho bé không quá lâu mẹ nhé khoảng 10 phút thôi. Với bé chưa rụng rốn thì sau khi tắm xong mẹ sử dụng tăm bông sạch để bôi dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hay dung dịch i-ốt theo hướng dẫn của bác sĩ).

Các bước tắm cho bé sơ sinh:

Bước 1: Đặt một chiếc khăn xô vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.

Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau. Mẹ pha loãng dung dịch sữa tắm gội cho bé theo tỷ lệ. Một số sản phẩm tắm gội cho trẻ sơ sinh rất an toàn và hiệu quả như sữa tắm gội Lactaxyd, sữa tắm gội của Chicco, sữa tắm gội Dnee

Bước 3: Sử dụng 1 chiếc khăn xô để rửa mặt trước cho bé lau từ trong ra ngoài nhé.

Bước 4: Đầu tiên mẹ gội đầu cho bé, mẹ bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dùng tay xoa nhẹ nhàng để massage da đầu cho bé. Sau đó lau khô tóc bé, rồi chuyển sang tắm cho bé nhé.

Bước 5: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ bụng bé rồi vòng ra sau lưng. Trước khi chuyển sang bộ phận khác mẹ nên nhúng khăn xô vào nước trong chậu phủ lên vùng bụng giữ ấm cho bé. Tiếp đến là vùng cổ và cánh tay, mẹ nâng cổ bé lên lau sạch những ngấn ở tay và cổ cho sạch. Sau đó chuyển xuống tắm mông và chân cho bé.

Bước 6: Trước khi tắm mẹ trải sẵn khăn bông hoặc khăn ủ. Để khi tắm xong thì ủ người bé rồi nhẹ nhàng thấm khô người cho bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân rồi mặc quần áo cho bé nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn ba mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản an toàn 

Chăm sóc trẻ sơ sinh – mặc quần áo cũng cần đúng cách mẹ nhé

Trong tháng đầu tiên, bé chỉ ngủ và thức dậy để bú sữa cử động thân thể cũng không nhiều. Lúc này bé chỉ cần quấn tã là đủ, nếu trời lạnh thì mẹ quấn cho bé thêm lớp chăn ủ, đi bao chân và đội mũ cho bé. Quấn tã vừa có thể giữ ấm, vừa tạo cảm giác an toàn như khi còn trong bụng mẹ. Vừa hạn chế việc bé giật mình tỉnh giấc, giúp bé ngủ ngon hơn, rất có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Từ tháng thứ 2 bé sẽ không chịu nằm im một chỗ cho mẹ quấn tã quanh người hạn chế vận động của bé nữa đâu ạ. Bé đã muốn khám phá thế giới với nhiều cử động hơn. Mẹ hãy mặc cho bé những bộ quần áo để bé được thỏa thích cử động theo ý mình nhé. Chọn mặc cho bé những bộ body hay quần áo rời tùy thuộc vào sử thích của mỗi mẹ. Quần áo rời sẽ thuận tiện cho mẹ khi thay tã, thay đổi quần áo cho bé nhanh chóng. Với những bộ body ưu điểm lớn nhất là giữ ấm bụng cho bé rất tốt.

Chất liệu cho của quần áo quan trọng lắm mẹ nhé. Mẹ nên chọn những những chiếc tã, khăn, quần áo được làm từ chất liệu tự nhiên như cotton, sợi tre, len, lanh… sẽ an toàn với làn da cũng như sức khỏe của bé nhé.

Mặc như nào để bé ấm theo nhiệt độ và thời tiết mẹ tham khảo bảng sau nhé.

cac-van-de-thuong-gap

Những vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh. Khi đó mẹ cần bình tĩnh không được rối đặt sức khỏe của con lên hàng đầu. Có thể tham khảo phương pháp của các bà các mẹ khác. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi chuyên gia sẽ tốt hơn nhé. Bé bị ốm sốt thì đến bác sĩ thăm khám. Cần tư vấn chế độ dinh dưỡng thì hỏi chuyên gia dinh dưỡng mẹ nhé…

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh có 2 dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý (vàng da nhân). Sau sinh khoảng 2 – 3 ngày những dấu hiệu vàng da sẽ xuất hiện. Mẹ là người chăm sóc trẻ sơ sinh nhiều nhất. Chính vì vậy, mẹ hãy chú ý quan sát da của bé mỗi ngày nhé. Với trường hợp nhẹ bé sẽ khỏi trong 7 – 10 ngày. Mẹ nên cho bé uống Vitamin D và cho bé tắm nắng vừa hấp thụ canxi tốt vừa có thể chuyển hóa lượng bilirubin dư thừa trong máu.

Trong trường hợp, muốn bé nhanh hết vàng da hoặc tình trạng vàng da của bé quá 7 ngày mẹ nên cho bé đi khám. Nếu nhẹ chỉ cần chiếu đèn một vài ngày sẽ khỏi ngay. Còn trường hợp vàng da nhân sẽ nguy hiểm hơn. Thời gian điều trị lâu và nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến não của bé.

Táo bón và tiêu chảy

Bé bú sữa mẹ sẽ ít bị táo bón hơn uống sữa công thức. Vì trong sữa mẹ có hàm lượng đạm Whey cao bé dễ tiêu hóa. Còn trong sữa công thức tỷ lệ đạm Casein cao hơn đạm Whey bé dễ bị táo bón. Bé bú mẹ mà bị táo bón, mẹ nên thay đổi chế độ ăn nhiều rau và uống nhiều nước. Còn bé uống sữa công thức mẹ nên mua loại sữa mát có hàm lượng đạm Whey cao hơn Casein. Thông thường, những loại sữa bé uống sẽ tăng cân chậm nhưng cơ thể bé dễ tiêu hóa hơn.

Bé bị tiêu chảy nguyên nhân đến từ sữa mẹ do mẹ đã ăn thức nhiễm khuẩn hoặc thức ăn lạ không phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Còn bé uống sữa công thức bị tiêu chảy thì dụng cụ pha sữa và bình sữa chưa được rửa và khử trùng sạch sẽ dẫn đến bé bị nhiễm khuẩn.

Ra mồ hôi trộm

Trẻ sơ sinh có tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, bé chưa có khả năng tự điều tiết mồ hôi của cơ thể. Hơn nữa, mồ hôi do hệ thần kinh phó giao cảm chi phối. Những căng thẳng từ môi trường xung quanh bé như quá nóng, quá lạnh hay ồn ào khiến bé khó chịu gây ra tình trạng ra mồ hôi trộm. Ra mô hồi trộm cũng là biểu hiện cho thấy bé thiếu canxi và vitamin D – đóng vai trò quan trọng tổng hợp canxi cho cơ thể. Nếu mẹ không tắm nắng hay bổ sung vitamin D cũng như canxi đầy đủ, sẽ dẫn đến tình trạng ra mồ hôi trộm và nguy cơ còi xương đó nhé.

Ho, viêm phế quản, viêm phổi

Biểu hiện bé thở khò khè, ho nhiều. Nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém. Đặc biệt những bé sinh non hoặc không được bú sữa mẹ. Và vi khuẩn thường do người xung quanh lấy cho bé. Nên trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh nên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát trùng. Không nên hôn trẻ sơ sinh nhé. Vì sẽ lây bệnh cho bé qua nước bọt vào đường hô hấp.

Tình trạng cho bé mặc nhiều quần áo không có khả năng thấm hút tốt làm mồ hôi thấm ngược vào trong. Khiến cơ thể bé bị lạnh, góp phần làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh bố mẹ cần nhớ kiểm tra nhiệt độ phòng và thời tiết để mặc đủ lớp áo cho bé. Chọn những loại quần áo làm bằng chất liệu thấm hút tốt như cotton, bông. Thường xuyên kiểm tra lưng bé xem có ra mồ hôi nhiều không lau cho bé và cởi bớt áo.

Chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ sẽ khá vất vả và bỡ ngỡ trong thời gian đầu. Nhưng mẹ sẽ thấy được tình mẫu tử thiêng liêng đến nhường nào.

5/5 - (14 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x