9 Điều cấm kỵ với bé sơ sinh mẹ tuyệt đối không nên làm

9 Điều cấm kỵ với bé sơ sinh mẹ tuyệt đối không nên làm

Trẻ em như búp trên cành” chăm sóc con yêu khi mới chào đời là một trong những  điều vô cùng quan trọng. Bé sơ sinh trong những ngày đầu đời thể trạng và sức đề kháng vẫn còn yếu. Mỗi đứa trẻ chính là món quà giá trị nhất cuộc đời dành cho ba mẹ, làm gì để con yêu luôn được khỏe mạnh và bình an khôn lớn? Dưới đây là 9 điều cấm kỵ với bé sơ sinh mẹ tuyệt đối không nên làm, ba mẹ cùng lưu ý nhé.

1. Đừng để việc thay tã lót cho bé quá lâu

 

Việc thay bỉm tã cho bé không còn là điều xa lạ với những ba mẹ có con nhỏ. Những ba mẹ cần ghi nhớ rằng việc thay tã cho bé là vô cùng quan trọng. Dù là bé sơ sinh những nhu cầu của hệ bài tiết và đi tiểu nhiều hơn so với bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Điều này cho thấy ba mẹ cần thay tã lót cho bé thường xuyên để tránh tã lót bẩn dính ngược trở lại da bé gây lên những bệnh như hăm tã, rôm sảy… Việc kiểm tra và thay tã lót thường xuyên giúp cho bé sẽ khiến cho bé luôn thoải mái và sạch sẽ đồng thời ngăn ngừa những bệnh hăm tã ở bé.

>>> Mách mẹ: Cách phân biệt và sử dụng tã bỉm đúng cách cho bé 

2. Không được bỏ qua lịch khám bệnh của bé

 

Trong bất kỳ trường hợp nào, dù trời nắng hay trời mưa, dù ban đêm hay ban ngày khi bé của bạn gặp vấn đề gì về sức khỏe, ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Ba mẹ nên đặt lịch khám bệnh cho bé thường xuyên và tuyệt đối không được bỏ qua những lịch khám bệnh hay tiêm phòng cho bé đâu.

3. Đừng để phòng sau sinh của mẹ con quá tối

Rất nhiều người có thói quen để phòng của mẹ và bé sau sinh tối ít ánh sáng vì sợ là bé chói mắt hay bé bị gió lạnh không tốt. Điều này hoàn toàn sai lầm, việc để mẹ và bé nằm trong căn phòng tối lờ mờ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bé thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến bé sơ sinh.

 

 

Việc thiếu ánh sáng mặt trời còn khiến cho bé dễ mắc nguy cơ thiếu vitamin D, bé sẽ quấy khóc liên tục dễ bị còi xương, khi ngủ hay giật mình. Hơn nữa, việc ở trong phòng ít ánh sáng khiến ba mẹ khó lòng phát hiện được những bất thường ở bé sơ sinh như vàng da sớm ở bé hay những vấn đề về da như mụn mủ… rất khó để nhìn thấy. Dẫn đến việc phát hiện ra bệnh bị chậm trễ và gây nên những hậu quả khó lường. Thêm nữa phòng thiếu ánh sáng lại thêm quá kín dễ gây không khí trong phòng bị bí, hôi hám dễ gây nên những nguy cơ bị nhiễm trùng về da rất cao. Đặc biệt nếu bé chưa rụng rốn dễ gây ra vấn đề bị nhiễm trùng rốn, điều này là rất nguy hiểm.

4. Ủ ấm cho bé và chườm đá khi bé bị sốt

 

Khi thấy bé bị sốt đa phần ba mẹ khi thường tỏ ra cuống quýt, nhất là đối với những bậc làm cha mẹ lần đầu chăm sóc bé sơ sinh. Ba mẹ lo lắng khi thấy thân nhiệt của bé cao liền quấn cho bé hay ủ cho bé trong nhiều lớp quần áo, khăn xô. Điều này không hề tốt chút nào, việc ủ ấm cho bé như vậy dễ khiến cơ thể bé càng tăng nhiệt độ và dẫn đến việc bé bị đổ mồ hôi nhiều hơn và thấm ngược trở lại cơ thể bé rất dễ gây viêm phổi.

Một số ba mẹ thì sử dụng cách chườm đá lạnh, các mẹ thường sử dụng nước đá, nước lạnh vào túi nylon hay bọc vải sau đó chườm cho bé. Điều này sai hoàn toàn, cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí được chườm cho bé, nhưng lại rất dễ làm bé bị “bỏng lạnh” gây co mạch khiến cho nhiệt nóng trong cơ thể càng khó thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng sốt cao hơn.

Cách tốt nhất khi thấy bé bị sốt ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bé bị sốt, nên mặc quần áo thoáng cho bé, phòng thông thoáng và đưa bé đến bác sĩ để khám bệnh.

5. Nêm mắm, muối mặn vào đồ ăn dặm cho bé “ăn ngon hơn”

 

Với bé dưới 1 tuổi khi bắt đầu ăn dặm rất nhiều gia đình thường nêm thêm 1 ít muối vào bột, cháo cho bé để bé “ăn ngon hơn”. Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho hay: “Lượng muối có sẵn trong những thực phẩm tự nhiên như sữa, gạo, rau củ… là quá đủ cho bé sơ sinh dưới 1 tuổi. Ăn thêm muối nhiều sẽ tăng nguy cơ còi xương, hại thận,… ở trẻ nhỏ”.

Thực chất, ở bất kỳ độ tuổi nào cũng rất cần lượng muối nhất định, đối với trẻ nhỏ lượng muối ở các thực phẩm tự nhiên đã đủ cho bé, không cần nêm quá nhiều muối ở gia vị vào bột, cháo cho bé dưới 1 tuổi.

Ở bé sơ sinh dưới 1 tuổi, cơ thể có thể tự xử lý được lượng Natri thừa trong thực phẩm tự nhiên, nhưng nếu bù thêm muối cho bé trong gia vị sẽ khiến cho cơ thể của bé thừa muối và bé không thể tự đào thải được dẫn đến gánh nặng cho thận. Để trị biếng ăn cho trẻ, mọi người thường nêm tí muối vào để con ăn ngon hơn, lạ miệng hơn. Tuy nhiên như thế vô tình gây nên tình trạng thừa muối gây gánh nặng cho thận và dễ tăng nguy cơ bị còi xương, biếng ăn sau này.

Trong thời gian này, vị giác của bé rất nhạy bé, nếu ba mẹ nêm muối từ sớm cho bé thì khi lớn bé sẽ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường, và dễ dẫn đến những bệnh như ung thư, tăng huyết áp, suy thận

Để tránh tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, ba mẹ không nên cho bé ăn cùng một món trong ngày để tránh gây nhàm chán, nên linh hoạt đổi món giữa các bữa. Ngoài ra, mẹ nên tập cho bé ăn hoa quả tươi khi bé bắt đầu biết ăn dặm.

6. Rung lắc và nằm nôi với dao động mạnh

 

Việc cho bé nằm nôi rung lắc dao động mạnh, đưa võng quá nhanh hay bế bé đung đưa hay rung lắc để ru ngủ sẽ vô tình dẫn đến việc gây tổn hại đến não của bé, dễ dẫn đến việc chảy máu trong não.

Vì bé sơ sinh dưới 1 tuổi não vẫn chưa ổn định trọng hộp sọ và đang trong quá trình phát triển. Việc rung lắc bé gây ra những tổn thương này có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc, thậm chí là 3 giây.

Những tổn thương này rất khó có thể phát hiện, trừ trường hợp nặng. Nhưng khi lớn, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng nhận thức và định hướng.

Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ không nên rung lắc bé quá mạnh tay để bé phát triển toàn vẹn hơn.

7. Cho bé uống quá nhiều nước lọc vì sợ bé “khát nước”

 

Rất nhiều mẹ sau khi bé uống nước sau khi bú việc này để bé đỡ khát hoặc để tráng miệng. Tuy nhiên, điều này lại không hề có lợi cho bé dưới 6 tháng tuổi. Các mẹ cũng không phải quá lo lắng bé thiếu nước vì trong sữa mẹ đã có 85% thành phần là nước. Chính vì vậy việc cho bé uống quá nhiều nước sẽ khiến bé no bụng và không chịu ti sữa mẹ.

8. Băng rốn cho bé quá kín

Nhiều ba mẹ lần đầu làm mẹ cẩn thận băng rốn cho bé quá kỹ với suy nghĩ rằng điều này sẽ giúp bảo vệ rốn bé. Thực chất việc băng rốn cho bé quá kỹ sẽ vô tình tạo ra môi trường tốt cho vi trùng sinh sôi dễ gây nhiễm trùng rốn và làm chậm quá trình rụng rốn.

 

 

Điều tốt nhất là mẹ không nên băng rốn cho bé kỹ quá, khi mặc quần tã nên quấn tã dưới rốn, chỉ nên phủ lớp mỏng áo lên rốn để dễ dàng quan sát rốn, ba mẹ cũng có thể sử dụng băng rốn chuyên dụng cho bé, và thường xuyên kiểm tra và thay băng rốn. Như vậy rốn sẽ mau khô và nhanh rụng, ít bị nhiễm trùng và ít tạo chồi rốn. Khi mặc quần áo cho bé cũng tránh không nên để quần áo chạm vào rốn bé nhiều điều này dễ làm động rốn bé, khiến bé đau và rốn lâu khô.

>>> Xem chi tiết: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi an toàn

9. Ngại tắm ngay cho bé sau sinh

 

Đối với những mẹ lần đầu chăm sóc bé thường lo lắng việc tắm cho bé, sợ bé lạnh, hay lo lắng vì chưa có kinh nghiệm tắm cho bé. Việc vệ sinh cho bé rất quan trọng vừa giúp bé sạch sẽ lại vừa giúp bé duy trì nhiệt độ ổn định cho bé sau khi ra đời, đồng thời cũng tạo sự gần gũi giữa mẹ và bé. Sau 24 giờ sau sinh mẹ có thể tắm cho bé và vệ sinh mắt mũi cho bé nhẹ nhàng với nước muối sinh lý.

Chính vì vậy, ba mẹ đừng ngại khi tắm cho bé, nên vệ sinh cho bé thường xuyên để bé phát triển khỏe mạnh.

Làm ba mẹ chính là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời, chính vì vậy bất cứ ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến cho bé yêu. Chính vì vậy ba mẹ cần tránh những điều kiêng kị cho bé nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x