Mang thai và những điều cần biết – Tuần thứ 40

Thông thường, tuần thai thứ 40 đã là tuần cuối cùng của thai kỳ. Nhưng vẫn có một số trường hợp mẹ mang thai sinh muộn hơn so với ngày dự sinh, mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Hãy giữ tinh thần thoải mái để chào đón bé yêu.

Xem thêm: Tuần thứ 39

 

Thai nhi trong tuần thứ 40

Bé được sinh vào tuần 40 thường có cân nặng trung bình khoảng chừng 3,300 gram và dài khoảng 51cm. Bé sinh ra thường có đầu méo vì phải qua đường sinh của mẹ và có thể dính đầy bã nhờn và máu. Da của bé hiện giờ có thể trông bạc thếch, có nhiều mảng khô và rôm bớt.

Tìm hiểu thai nhi 40 tuần tuổi như thế nào nhé 

Vì các hooc-môn trong cơ thể mẹ tồn tại trong cơ thể bé nên bộ phận sinh dục ngoài của bé (bìu của bé trai và môi âm hộ của bé gái) có thể trông lớn hơn bình thường. Bất kể bé là trai hay gái, trên đầu vú của bé có thể tiết ra một tí sữa. Điều này hoàn toàn bình thường và biến mất trong một vài ngày tới.

Nếu tình trạng thai nghén của mẹ bầu có nhiều rủi ro, hoặc nếu phải mổ lấy thai thì bác sĩ sơ sinh (bác sĩ chuyên chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh) sẽ có mặt khi bạn sinh để chăm sóc cho bé ngay tức khắc và bác sĩ sẽ hỗ trợ nếu bé cần chăm sóc đặc biệt để thích nghi với môi trường sống bên ngoài tử cung. Bé sẽ được đặt nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ nhanh thôi.

Cơ thể mẹ trong tuần thai thứ 40

Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ làm co giãn cổ tử cung bằng cách làm co thắt tử cung một cách đều đặn. Giai đoạn thứ hai là lúc bạn rặn để đẩy em bé qua đường sinh và ra ngoài cơ thể. Giai đoạn thứ ba là lúc nhau thai bong tróc ra.

Có nhiều mẹ sẽ bị sưng phù khắp người trong tuần thai này. Mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi bộ hay đứng lâu một chút cũng thật khó khăn.

Cơ thể mẹ trong tuần 40 thai kỳ có biểu hiện như thế nào 

Bạn cũng có thể bị khó chịu ở khu vực âm hộ vì bị sưng. Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống rất thấp và bạn có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.

Mẹ sẽ vẫn đi tiểu thường xuyên hơn trong tuần thai này, do áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực tràng làm cho bạn không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa. Nếu bạn đã bị táo bón cho đến tận lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đầu em bé gây áp lực lên trực tràng.

Bạn có thể thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy có lẫn chút máu. Đó là do lúc này máu đang căng đầy ở cổ tử cung của bạn, và một ít rò rỉ ra bên ngoài. Tình trạng này khá phổ biến.

Lời khuyên dành cho bà bầu tuần thai 40

Nếu sau ngày dự sinh một tuần mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ có thể cho bạn làm xét nghiệm đo tim thai, theo dõi nhịp tim thai và hoạt động của thai nhi để chắc rằng bé đang được nhận đủ khí ô-xy và hệ thần kinh của bé đang hoạt động tốt. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm này nhé.

Những lời khuyên dành cho bà bầu tuần 40 hữu ích 

Nếu quá trình chuyển dạ chẳng có gì tiến triển hoặc nếu sức khỏe của mẹ bầu và bé không ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành giục sanh bằng cách chọc ối hay bằng cách tiêm hooc-môn oxytocin hoặc các loại thuốc khác. Nếu thai của mẹ bầu có nguy cơ rủi ro cao, hoặc nếu thai có biến chứng tiềm ẩn khác thì bạn cần phải mổ bắt con đấy.

Một số thai phụ biết trước rằng mình sẽ sinh mổ và có thể lựa chọn ngày sinh cho bé. Nếu bạn cũng ở trong trường hợp phải sinh mổ như vậy thì ắt bạn cũng đã tự chuẩn bị tinh thần và nhẩm tính ngày sinh của bé rồi phải không?

Nếu bạn rất muốn sinh thường, hãy thử một bữa ăn với cà ri cay và nóng, một cuộc quan hệ tình dục nhiệt tình, hoặc thậm chí một chuyến đi bộ dài.

Giữ liên lạc chặt chẽ với bác sĩ của bạn để luôn có được lời khuyên và sự hỗ trợ.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x