Thai nhi tuần thứ 39- Những dấu hiệu sắp sinh bà bầu cần biết

Chẳng mấy chốc mà bạn sẽ được chào đón bé yêu của mình ngay thôi. Mẹ đã bước qua tuần thai nhi tuần thứ 39 rồi đấy. Mẹ có chút tò mò nào về bé yêu trong tuần thai này không nào?

Xem thêm: Thai 38 tuần | Thai 40 tuần

 

Thai nhi tuần thứ 39

Đến giai đoạn này rất khó mà nói được chắc chắn bây giờ bé đã lớn chừng nào. Nhưng một trẻ sơ sinh thường có cân nặng trung bình khoảng 3,4kg và dài khoảng 50cm. Xương sọ của bé chưa khít lại. Chúng có thể chồng lên nhau một chút để có thể chui lọt qua đường sinh.

Hiện tượng thóp trẻ sơ sinh có thể thu hẹp chính là lý do vì sao phần đỉnh đầu của bé mới sinh ra trông hơi giống hình chóp. Yên tâm, tình trạng này là bình thường và chỉ tạm thời thôi.

Thai-tuan-39

Mang thai nhi trong tuần thứ 39

Dây rốn hiện đã thay đổi kích thước nhưng trung bình dài khoảng chừng 55cm và dày khoảng 1cm – 2cm và đôi khi dây rốn quấn quanh cổ của bé.

Hầu hết lớp lông măng và bã nhờn thai nhi phủ trên da của bé giờ đây đã biến mất. Da bé tiếp tục tích mỡ. Đây là một phần quan trọng để bé để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi được sinh ra. Em bé cũng bắt đầu hình thành các tế bào da mới để thay thế các tế bào da cũ.

Nếu được sinh ra trong tuần này, cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh và rất sẵn sàng để hít thở, bú, tiêu hóa, loại thải, khóc, và biểu hiện những đòi hỏi cho các nhu cầu của mình.

Mẹ hãy chuẩn bị những vật dụng cần thiết để đón bé chào đời nhé

Xem thêm: >> Các đồ dùng chăm sóc bé sơ sinh

Cơ thể mẹ mang thai tuần 39

Các cơn chuyển dạ giả hiện có thể trở nên rõ rệt hơn.

Thai-tuan-39

Cơ thể mẹ mang thai tuần thứ 39

Áp lực em bé ngày càng dồn nén lên thành tử cung làm mẹ khá mệt mỏi và khó chịu. Lúc này, cổ tử cung của bạn sẽ dần mỏng đi, sẵn sàng để bắt đầu giãn nở. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của bạn sẽ cần phải giãn nở đến 10cm. Để đầu và cơ thể em bé thoát ra bên ngoài.

Bạn có thể thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Đó là chất màu trắng, hơi lỏng, do các tế bào ở cổ tử cung sản xuất ra.

Một dấu hiệu đau đẻ khác là hiện tượng vỡ túi ối. Có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào kể từ tuần này. Một số thai phụ chảy rất nhiều nước ối trong khi số khác chỉ rỉ đều đều rất ít nước ối khi vỡ ối. Nhưng có nhiều thai phụ đến khi đau đẻ nhiều mới bị vỡ ối. Mặt khác cũng có nhiều thai phụ cần đến bác sĩ hỗ trợ để làm vỡ ối nhằm gây đau đẻ hoặc giục sanh. Nếu bạn nghĩ mình đã vỡ ối hay thấy các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên thì nên liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.

Bạn có thể cảm thấy như thể đứa bé sắp bật ra khỏi bạn, đặc biệt là nếu bạn đã có con trước đó.

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 39

Trong những đợt khám thai lúc này, bạn có thể được kiểm tra CTG (Cardiotocographs – đo tim thai và độ co thắt tử cung) vài lần, cũng như được siêu âm để đánh giá mức độ trưởng thành hay quá tháng của em bé.

Không nên làm việc nặng trong tuần này. Sơn nhà, xây tường đá, hoặc bắt đầu sửa nhà – mọi thứ đều phải chờ vào lúc khác.

Thai-tuan-39

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 39

Bạn có thể thuê vài bộ phim, chọn đọc một cuốn tiểu thuyết để ngủ hoặc chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Nếu bạn vận động liên tục đến lúc sinh, bạn sẽ kiệt sức sau khi sinh bé.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x