Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh: Mắt, mũi, miệng, rốn, vùng kín

Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh mắt, mũi, miệng, rốn, vùng kín

Ngay từ khi mới sinh ra, các bộ phận trên cơ thể của bé vẫn còn non nớt. Chính vì vậy, việc vệ sinh cho bé cần nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm tổn thương, xây xát nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ cho bé. Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh: mắt, mũi, miệng, rốn, vùng kín là như thế nào? Mời ba mẹ cũng tham khảo nhé

Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh ở mắt của bé

Mắt là cửa sổ tâm hồn, ngay từ khi còn bé ba mẹ nên giữ gìn mắt cho bé sạch sẽ. Vệ sinh mắt đúng cách sẽ giúp cho con có đôi mắt khỏe mạnh nhé. Dưới đây là 4 bước giúp ba mẹ vệ sinh mắt bé đúng cách:

Ba mẹ dùng miếng bông sạch hoặc khăn vải khô đa năng nhúng vào nước sôi để nguội (Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý thay cho nước đun sôi để nguội)

Lau từ góc trong tới góc ngoài theo chiều ngang. Lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt (Ba mẹ lưu ý khi vệ sinh cho bé sơ sinh không lau vào sâu bên trong mắt. Sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này.)

Ba mẹ dùng miếng bông hoặc miếng khăn vải đa năng khác nhúng vào nước sạch đun sôi để nguội. Hoặc nước muối sinh lý lau lại một lần nữa.

Ba mẹ tiếp tục lặp lại động tác như vậy cho đến khi mắt bé được lau sạch sẽ. Sau khi vệ sinh xong một bên mắt, tiếp tục làm như vậy với mắt còn lại. Ba mẹ nên vệ sinh mắt cho bé từ 2 – 3 lần/ ngày hoặc những lúc cần thiết

Lưu ý: Ba mẹ nên vệ sinh tay thật sạch trước khi vệ sinh mắt cho bé để đảm bảo an toàn cho con, các động tác khi vệ sinh cho bé cần hết sức nhẹ nhàng, tránh làm vé bị đau.

cach-ve-sinh-cho-tre-so-sinh

Vệ sinh mắt an toàn cho trẻ sơ sinh

Bật mí cách mẹ giúp mắt bé ngưng gỉ ghèn

Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh ở vùng mắt tiết gỉ ghèn cho bé cũng rất có ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt của bé. Mỗi ngày mẹ nên day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng từ 1 – 2 phút. Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho bé sơ sinh. Mẹ cũng nên rửa mặt cho bé sơ sinh thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội (trong 6 tháng đầu là tốt nhất), lau mắt bằng nước muối sinh lý. Nên giặt khăn mặt cho bé thường xuyên và phơi ngoài nắng. Lựa chọn những chất liệu an toàn, không gây dị ứng với da bé. Mẹ tuyệt đối không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.

Vệ sinh mũi cho bé sơ sinh

Niêm mạc mũi của bé sơ sinh khá mong manh và nhạy cảm nên bé dễ bị sổ mũi khi thời tiết bị hanh khô hoặc tiếp xúc với bụi… Thói quen thường xuyên vệ sinh mũi cho bé hằng ngày sẽ giúp  bé phòng các bệnh về đường hô hấp, làm thông thoáng đường hơi thở cho bé.

Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh ở mũi đúng cách

Bước 1: Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay trước khi vệ sinh cho bé sơ sinh

Bước 2: Mẹ chuẩn bị nước muối sinh lý, khăn vải đa năng sạch hoặc bông sạch. Nước muối sinh lý mẹ nên sử dụng loại ống đơn hoặc lọ có dung lượng nhỏ, sử dụng 1 lần hoặc lọ sử dụng 2 – 3 ngày để đảm bảo vệ sinh.

Bước 3: Mẹ gấp khăn giấy sạch hoặc khăn vải đa năng sạch để vệ sinh cho bé

cach-ve-sinh-cho-tre-so-sinh

Vệ sinh mũi đúng cách theo từng bước

– Mẹ nhúng khăn giấy, khăn vải đa năng vào nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý. Sau đó gấp theo chiều hướng dẫn, gấp làm 4 phần, xoắn nhẹ một góc của khăn giấy lại.

– Sau đó mẹ giữ nhẹ phần đầu của bé, tay kia nhẹ nhàng cần khăn vải, khăn giấy ướt đưa phần đã xoắn vào mũi của bé để làm sạch mũi.

– Nếu mẹ cảm thấy chưa sạch, mẹ thực hiện lại lần 2 với tờ giấy khác để đảm bảo vệ sinh cho bé.

Mẹ lưu ý xoắn theo chiều xoắn của giấy để bụi bẩn và gỉ mũi bị cuốn đi theo vào trong kẽ xoắn khăn giấy.

Nếu thời tiết lạnh mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm. Hoặc dùng nước còn ấm để vệ sinh cho bé. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Và sẽ sẵn sàng hợp tác cho những lần tiếp theo sau đó.

>>> Tham khảo chi tiết: Hút mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh 

Vệ sinh cuống rốn cho bé sơ sinh

Ba mẹ có thể dùng miếng bông hoặc miếng khăn vải sạch ngâm trong nước đun sôi để nguội để lau nhẹ nhàng trên cuống rốn. Ba mẹ có thể lau nhiều lần cho đến khi chân rốn được làm sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, lưu ý phải dùng miếng bông/miếng khăn vải mới cho mỗi lần lau. Sau khi lau cuống rốn bằng bông phải đảm bảo khô, thoáng, không để ướt. Ba mẹ không dùng bất cứ loại dầu, bột, cao dán, thuốc mỡ nào để bôi lên cuống rốn.

Hiện, một số người vẫn áp dụng cách vệ sinh rốn bằng cồn. Tuy nhiên, cồn có thể gây kích ứng da. Vì vậy, việc vệ sinh cuống rốn như thế nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa trẻ về nhà.

Khi cuống rốn rụng, mẹ có thể thấy vài giọt máu trên tã, nhưng không nên lo lắng. Sau khi cuống rốn đã rụng, ba mẹ vẫn tiếp tục vệ sinh bằng bông tẩm nước sạch đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý. Vết thương ở cuống rốn đã rụng sẽ lành sau 2 – 3 ngày.

Nếu có các dấu hiệu sau có thể cảnh báo nhiễm trùng cuống rốn và cần gọi bác sĩ:

– Em bé khóc khi bạn chạm vào cuống rốn hoặc vùng da xung quanh.

– Da quanh cuống rốn có màu đỏ

– Cuống rốn có mùi hôi hoặc có chất vàng rỉ ra.

– Máu ở cuống rốn chảy nhiều.

– Trẻ bị sốt, quấy khóc.

Một số lưu ý với cuống rốn của bé sơ sinh

Khi nằm trong bụng mẹ, bé sơ sinh nhận chất dinh dưỡng và oxy qua nhau thai. Nhau thai được nối với em bé bằng dây rốn ở bụng. Sau khi sinh, dây rốn được kẹp và cắt bớt đến sát với bụng trẻ. Việc này không gây đau cho bé, vì không có dây thần kinh nào ở phần dây rốn này.

Sau khi cắt, có một phần khoảng 3cm còn lại gọi là cuống rốn. Đoạn cuống rốn này sẽ khô và tự rụng trong thời gian từ 7 – 21 ngày hoặc sớm hơn tùy theo từng bé.

Trong thời gian cuống rốn chưa rụng. Cha mẹ cần giữ vệ sinh rốn cho bé để đảm bảo không nhiễm trùng:

– Giữ vệ sinh, khô thoáng cho cuống rốn.

– Khi mặc tã (bỉm) cho bé, nên tránh xa phần cuống rốn, giúp khu vực này không tiếp xúc với nước tiểu, phân.

– Khi tắm cho bé, ba mẹ nên sử dụng đồ tắm riêng dành cho bé. Không tắm cho trẻ bằng chậu hay tắm bằng bồn hoặc đồ tắm của người lớn. Ba mẹ nên tắm cho bé theo từng phần trên và dưới, tránh để ướt phần cuống rốn.

– Mặc áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát cuống rốn.

– Trước khi thay tã hay vệ sinh cuống rốn phải rửa tay sạch sẽ

– Có thể sử dụng băng rốn chuyên dụng cho bé sơ sinh

– Không dùng tay hay bất cứ dụng cụ gì để lấy cuống rốn ra. Khi thấy cuống rốn gần rụng. M

 

ẹ tuyệt đối không được lấy cuống rốn bằng tay, hãy để nó rụng tự nhiên.

Vệ sinh miệng cho bé sơ sinh

Đối với bé mọc răng, mẹ nên dùng khăn vải mềm để vệ sinh răng miệng cho bé. Với bé sơ sinh mẹ nên dùng rơ lưỡi vệ sinh cho bé.

Bước 1: Chuẩn bị chiếc khăn trắng, sạch, mềm mại hoặc gạc tưa lưỡi chuyên dụng và 1 cốc nước ấm hoặc nước muối sinh lý.

Bước 2: Quấn miếng gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ và nhúng đều vào cốc nước sạch hoặc nước muối sinh lý.

Bước 3: Đưa tay vào miệng bé và rơ nhẹ nhàng, tránh làm bé bị đau.

Thứ tự rơ như sau: Rơ nhẹ nhàng 2 vùng má và các vị trí khác trong vòm miệng. Cuối cùng rơ lưỡi cho trẻ từ ngoài vào trong.

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh cho bé để đảm bảo an toàn.

cach-ve-sinh-cho-tre-so-sinh 

Vệ sinh vùng kín cho bé gái

Cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái đặc biệt hơn so với các bé tra. Nên việc chăm sóc vùng kín này cũng phải cần thận và tỉ mỉ hơn.

Mẹ dùng miếng khăn vải đa năng hoặc bông mềm sạch, và chậu nước ấm sạch làm mềm khăn. Một tay giữ 2 chân bé nhấc lên nhẹ nhàng, một tay lau từ phần phụ ra phần hậu môn (Mẹ không lau ngược lại vì có thể gây ra nhiễm khuẩn hậu môn). Mẹ chỉ nên vệ sinh 2 bên mép của âm hộ bên ngoài, tuyệt đối không cố vệ sinh sâu bên trong vùng kín. Vì có thể làm trôi đi các vi khuẩn có lợi và đưa vi khuẩn gây hại vào.

Các động tác của mẹ nên hết sức nhẹ nhàng và không kỳ cọ quá xát và mạnh. Vì điều này không cần thiết và trái lại còn gây kích ứng da cho bé nếu dùng thêm xà phòng tắm rửa hoặc làm bé tổn thương

Chú ý

Sau đó, mẹ dùng khăn sạch vải đa năng năng thấm khô vùng kín cho bé. Mỗi ngày mẹ nên vệ sinh vùng kín cho bé từ 2 – 3 lần để đảm bảo bé luôn sạch sẽ thơm tho. Những lúc thay tã lót cho bé. Bạn nên dùng khăn mềm chậm và nhẹ lau cho bé để tránh bị tổn thương da. Nếu mẹ phát hiện bất kỳ hiện tượng sưng tấy đỏ, trong môi âm đạo có chấm trắng hay chảy máu mẹ đừng nên lo lắng.

Đây chỉ là những biểu hiện sau sinh rất bình thường. Do bé đang chịu tác động từ một loại hormone của mẹ truyền cho trong thai kỳ. Chỉ vài tuần đầu sau khi lọt lòng, bé sẽ mất dấu hiệu này. Trường hợp vùng kín của bé có mùi, màu lạ hoặc dịch tiết ở vùng kín gây ngứa ngáy, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám vì đây có khả năng dễ là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.

Như vậy, việc vệ sinh vùng kín của bé gái có phần phức tạp hơn so với việc vệ sinh vùng kín cho bé trai nhưng mẹ cũng không lên lười vệ sinh cho bé.

>> Xem thêm: Danh Sách Gợi Ý Đồ Sơ Sinh Cần Mua Cho Bé

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x