Trẻ sơ sinh bị nôn trớ- 12 bí kíp trị dứt điểm hiệu quả cho bé

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ- 12 bí kíp trị dứt điểm hiệu quả cho bé

Có rất nhiều ba mẹ thắc mắc rằng: Vì sao trẻ nhỏ hay bị nôn trớ? Có rất nhiều lý do để giải thích: Có thể là trẻ bú quá nhiều quá nhanh, trẻ bị đầy hơi, Trẻ vừa bú vừa chơi, mọc răng, bắt đầu bò, bắt đầu ăn dặm, mẹ quá nhiều sữa hoặc sữa xuống quá nhanh, trẻ nhạy cảm với một số thức ăn nào đó mà mẹ đã ăn, được truyền vào sữa mẹ như thảo dược, thức ăn lạ, thuốc… Ngoài ra, hiện tượng nôn trớ còn xuất phát từ một số bệnh nội khoa như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, chậm nhu động ruột… hoặc bệnh ngoại khoa như tắc ruột, dị tật đường tiêu hóa, xoắn ruột… Bài viết dưới đây xin chia sẻ với ba mẹ 12 bí kíp giúp chứa trị khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhỏ hiệu quả nhất.

1. Cách đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị nô trớ là cho Bú nhiều cữ nhỏ

 

 

Khi trẻ quá đói mà mẹ mới cho bú thì trẻ sẽ ti với tốc độ nhanh hơn bình thường để thỏa mãn cơn đói của mình. Điều này rất dễ dẫn đến bị sặc sữa, nôn trớ. Hơn nữa, nếu quá đói, trẻ có thể bú “tham”, bú nhiều hơn lượng sữa mà mình cần. Nhiều hơn lượng sữa mà dạ dày có thể chứa. Nhất là trong thời gian đầu khi vừa chào đời, dạ dày của trẻ chỉ nhỏ xíu:

– Ngày đầu tiên mới sinh: Dạ dày của trẻ nhỏ như quả cherry, có thể chứa được khoảng 5ml  -7ml.

– Ngày thứ 3 – 5 sau sinh: Dạ dày của trẻ có thể chứa được 22ml đến 27ml sữa.

– Khoảng 1 tuần sau sinh: Dạ dày trẻ nở rộng hơn, bây giờ kích thước bằng 1 trái mơ, chứa được 45ml – 60ml sữa.

– Khi trẻ được 1 tháng: Lúc này dạ dày đã bằng quả trứng lớn, có thể chứa được khoảng 80ml – 150 ml sữa.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, số lần bé ti mẹ từ 0 – 6 tháng là khoảng 8 – 12 lần/ ngày.

Chính vì vậy, thời gian này mẹ nên cho trẻ bú thành nhiều cữ nhỏ khác nhau để bé.

2. Tránh làm trẻ giật mình khi đang bú

 

Không chỉ các tiếng động bất ngờ, ánh sáng mạnh… mới khiến trẻ giật mình, dễ bị sặc trong khi bú, mà việc mẹ cho bé vừa bú vừa chơi đùa cũng có thể khiến trẻ gặp tai nạn này. Chính vì vậy, khi cho trẻ bú, mẹ tốt nhất nên chọn nơi yên tĩnh và tạo cho bé thói quen bú tập trung, bú xong rồi mới chơi. Như vậy sẽ hạn chế được giật mình và bé sẽ tập trung bú cho no hơn, nhanh lớn hơn.

3. Bế đứng sau khi bú

 

tre-so-sinh-bi-non-tro

Thông thường, trẻ sơ sinh bị nôn trớ xảy ra là do trào ngược dạ dày (nghĩa là thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng, đôi khi bị tống ra khỏi miệng). Trẻ thường nôn trớ nhiều hơn so với người lớn. Bởi vì dạ dày của trẻ khá nhỏ, lại nằm hơi ngang khác với người lớn là nằm thẳng như người lớn. Chính vì vậy, sau khi trẻ bú xong bố mẹ hãy bế đứng trẻ trong khoảng 20 phút – 30 phút. Kết hợp với dùng tay vỗ nhẹ vào lưng con theo chiều từ trên xuống dưới. Sẽ giúp con dễ dàng tiêu hóa được lượng sữa vừa bú.

4. Hạn chế bú nằm khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

 

tre-so-sinh-bi-non-tro 

Rất nhiều mẹ có thói quen cho trẻ bú ở tư thế nằm. Điều này sẽ khiến sữa thay vì di chuyển hết xuống hết dạ dày thì sẽ dịch chuyển ngược lên thực quản. Làm trẻ dễ bị trớ và sặc sữa. Vì vậy, mẹ nên lưu ý khi cho trẻ bú thì nên bế hoặc kê người trẻ theo góc khoảng 20 – 30 độ để đầu trẻ ở cao hơn một xíu so với thân. Khi trẻ bú xong thì cần trẻ đứng trẻ và cho trẻ ợ hơi. Tuyệt đối không nên cho trẻ sau khi nằm bú xong thì để cho con nằm vậy ngủ luôn. Vì sẽ khiến trẻ khó tiêu hóa, thậm chí có thể bị trào ngược dạ dày ngay trong lúc ngủ.

5. Đảm bảo trẻ có khớp ngậm đúng khi bú

Mẹ nên cho miệng trẻ ngậm hết phần quầng hồng quanh ngực mẹ để hạn chế nuốt phải nhiều không khí khi bú, điều này sẽ giúp con tránh được tình trạng nôn trớ khi bú.

tre-so-sinh-bi-non-tro 

6. Không rung lắc trẻ mạnh sau bú

Việc rung lắc trẻ mạnh sau bú sẽ khiến lượng sữa mà trẻ vừa hấp thu đi vào dạ dày một cách không ổn định. Sẽ gây nên tình trạng trào ngược và nôn trớ. Vì vậy bố mẹ cần tuyệt đối tránh điều này.

7. Dùng ti giả hợp lý

Nếu trẻ đòi bú quá nhiều lần hoặc xuất hiện tình trạng nôn trớ sau mỗi lần bú. Hãy thử cho trẻ dùng ti giả để hạn chế tình trạng trẻ bú quá nhiều. Trong trường hợp trẻ không tăng cân và bú mẹ khó khăn. Thì mẹ không nên dùng núm tia, trẻ cần phải bú mẹ nhiều hơn nhé.

8. Ngừng bổ sung thuốc/thực phẩm chức năng nếu không cần thiết

Hầu hết các trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung vitamin. Bởi sữa mẹ đã đủ các chất dinh dưỡng mà trẻ cần. Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi chưa đến giai đoạn bổ sung thêm chất dinh dưỡng bên ngoài. Nhưng bố mẹ cứ nhồi nhét cũng sẽ gây nên tình trạng hệ tiêu hóa bị quá tải, trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu hoặc nôn trớ.

9.  Ưu tiên sữa mẹ

Trẻ bú mẹ sẽ bị nôn trớ ít hơn so với trẻ bú sữa công thức. Bởi vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn, có thể tiêu hóa thành công nhanh gấp đôi sữa công thức, hạn chế nguy cơ bị trào ngược.

10. Ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú

 

tre-so-sinh-bi-non-tro

Nếu con dừng lại giữa chừng khi đang bú. Mẹ nên tận dụng cơ hội này để giúp con ợ hơi, đẩy không khí từ trong dạ dày ra ngoài trước khi cho con bú tiếp. Mẹ có thể bế đứng trẻ lên, cằm trẻ chạm vào vai bạn hoặc cho trẻ ngồi. Sau đó một tay giữ ngực và cổ trẻ và vỗ lưng, đến khi trẻ phát ra tiếng “ợ” là được nhé. Nếu vỗ nhẹ trong khoảng vài phút mà con vẫn không ợ hơi thì mẹ cũng không cần lo lắng đâu. Bởi đơn giản là con không có không khí trong dạ dày đấy thôi.

11. Chọn bình hoặc núm ti phù hợp

Núm ti to có thể khiến sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm. Điều này sẽ khiến trẻ mệt và uống phải không khí. Theo từng độ tuổi mà sự thay đổi về núm ti cũng khác nhau. Mẹ có thể lưu ý chọn ti phù hợp cho trẻ bằng cách trên vành của núm ti thường có ký hiệu S, M, L… hoặc các số 1, 2, 3, 4… tức là lỗ chảy sữa to nhỏ tùy vào tháng tuổi của bé.

Với trẻ sơ sinh, mẹ nên mua núm tia kích thước nhỏ nhất và có tốc độ sữa chảy chậm, từ 2 đến 3 giọt trong 1 giây là vừa. Với các trẻ lớn tuổi hơn (từ 12 đến 24 tháng tuổi), có thể chọn các loại núm vú có tốc độ sữa chảy nhanh hơn.

>>> Xem thêm: Bình sữa Comotomo chính hãng

12. Hạn chế bó buộc phần bụng của bé khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

 

Mẹ nên tránh gây áp lực lên dạ dày của con. Bằng cách không mặc quần áo hoặc bỉm quá chặt hoặc để bụng con con tì mạnh vào vai khi vỗ cho con ợ. Đồng thời, bố mẹ cũng nên tránh cho con đi xe sau khi ăn. Bởi ngồi trên ghế xe có thể tạo áp lực lên dạ dày của con. Tốt nhất hãy cho trẻ mặc quần áo sơ sinh lỏng và thoải mái nhé.

Nôn trớ sẽ biểu hiện rõ nhất khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi. Đây là lúc mẹ cho trẻ bú lượng sữa nhiều hơn, ít lần hơn. Và bé bắt đầu có nhiều cử động tự thân hơn như rướn, lật, vặn vẹo cơ thể qua lại. Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và bắt đầu ngồi dậy được và bắt đầu ăn dặm. Hiện tượng nôn trớ sẽ giảm hẳn khoảng 60%.  Chính vì vậy, bố mẹ có thể vỗ về trẻ nhiều hơn nhất là khi tắm và ngủ để trẻ thư giãn, thoải mái và bớt cáu kỉnh. Tâm lý trẻ sẽ trở nên dễ chịu hơn và giảm được tình trạng nôn trớ.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x