Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu

Uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Nhất là với phụ nữ mang thai, sau sinh và trẻ sơ sinh. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều cần thiết nếu không nói là bắt buộc. Để bảo vệ mẹ và bé khỏi mối nguy hại từ loại trực khuẩn đáng sợ này, trong suốt 9 tháng 10 ngày mang bầu và sau sinh.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào để phòng chống bệnh hiệu quả an toàn cho cả 2 mẹ con?

Khi có dự định mang bầu hoặc đang mang bầu mẹ cần trang bị cho bản thân kiến thức về sức khỏe sinh sản. Trong đó, mẹ cần nắm rõ lịch tiêm chủng trước và trong khi mang thai như tiêm phòng uốn ván, tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella, tiêm ngừa cúm, thủy đậu, viêm gan và một số loại bệnh khác để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Và trong thời gian mang thai, ngay sau sinh mẹ và bé rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu để tránh phơi nhiễm, tạo kháng nguyên cho mẹ và bé.

Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong ca sinh. Vi trùng vào theo đường can thiệp sản khoa (dụng cụ can thiệp, môi trường xung quanh), gây uốn ván cho người mẹ. Còn với bé sơ sinh, vi trùng vào thông qua nơi cắt và thắt ở dây rốn nên được gọi là uốn ván rốn sơ sinh.

Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh uốn ván rốn có nguy cơ tử vong đến 95%.

Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết thương ngoài da. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị uốn ván trong quá trình chuyển dạ. Vi khuẩn vào qua đường sinh dục, từ đó dẫn đến uốn ván tử cung.

>> Xem thêm: Trọn Gói Đồ Sau Sinh Cho Mẹ

Những triệu chứng điển hình của bệnh uốn ván

– Rối loạn trương lực cơ và co cứng toàn thân là dấu hiệu điển hình của bệnh uốn ván. Đầu tiên, người bệnh sẽ cảm thấy sự tê, cứng cơ xuất hiện ở lưỡi miệng. Sau đó tới vùng cổ, vai, lưng, rồi tiếp tục đến các vùng khác của cơ thể.

– Người mắc uốn ván thường có vẻ mặt nhăn nhó do cơ mặt bị tê cứng, đồng thời sẽ trong tư thế lưng cong, ưỡn lưng. Có những trường hợp nghiêm trong hơn, tình trạng co cơ có thể gây tím tái hoặc dẫn đến ngừng thở.

– Xuất hiện các cơn co thắt, sốt, đổ mồ hôi.

– Nếu trường hợp người bệnh là trẻ sơ sinh bị uốn ván sẽ bắt đầu có những dấu hiệu như: bỏ bú, co giật, các cơn co cứng toàn thân.

– Thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 10 ngày, cũng có trường hợp sau 3 tuần mới phát bệnh. Bệnh này rất nguy hiểm vì thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

Tại sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu? lịch tiêm phòng uốn ván

Khi có ý định mang thai, bác sỹ sẽ chỉ định mẹ tiêm phòng các loại vaccine ngừa cúm và bạch hầu – ho gà – uốn ván.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều bắt buộc. Vì giống với viêm gan B và nhiều bệnh khác, uốn ván cũng là một trong những mũi tiêm bắt buộc trong thời gian mang thai. Mục đích để phòng ngừa uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con.

>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Tháng Đầu Tiên

Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu 

Bà bầu nên tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé

Với các mẹ lần đầu mang thai cần tiêm 2 mũi, trong đó mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Thời gian tiêm phòng uốn ván cho bà bầu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do 3 tháng đầu của thai kỳ người mẹ có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, nôn, nghén và thai nhi chưa được ổn định. Nên về mặt chuyên môn không tiêm vào 3 tháng đầu.

Vào tam cá nguyệt thứ 2, tức là từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ nên tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên. Sau đó 1 tháng, mẹ nên tiêm mũi thứ 2. Nếu tiêm mũi thứ 2 muộn hơn 1 tháng thì mẹ cần đảm bảo tiêm trước khi dự kiến sinh ít nhất 1 tháng.

Theo chuyên môn của các bác sỹ, những lần mang thai sau, mẹ bầu chỉ cần tiêm nhắc lại một mũi phòng uốn ván. Tuy nhiên, nếu lần mang thai thứ 2 cách lần mang thai đầu tiên trên 10 năm thì mẹ có thể tiêm phòng uốn ván cho bà bầu 2 mũi tiêm. Và thời gian ngắn nhất để tiêm phòng uốn ván nhắc lại mũi thứ 3 là 1 năm.

Việc tiêm nhắc lại mũi uốn ván cho bà bầu khi chuẩn bị hoặc đang mang thai vô cùng cần thiết. Bởi trước một cuộc sinh, các mẹ cần phòng tránh phơi nhiễm uốn ván, bảo vệ cho cả mẹ và con sau sinh.

>> Xem thêm: Chia Sẻ Cách Mua Đồ Sơ Sinh Đầy Đủ, Tiết Kiệm

Các loại vaccine uốn ván

lich-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau

Hiện nay, vaccine phòng ngừa uốn ván có 2 dạng là vaccine ngừa uốn ván đơn thuần và vaccine kết hợp 3 trong 1 phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu.

Vaccine uốn ván hấp thụ (TT)

Vaccine này chỉ có tác dụng phòng ngừa một bệnh uốn ván. Vaccine này có tất cả 5 mũi tiêm: Mũi tiêm đầu tiên ở thời điểm sớm nhất sau dậy thì. Mũi thứ 2 tiêm sau đó 30 ngày. Mũi thứ 3 cách khoảng 6 tháng hoặc khi có thai. Mũi 4 cách mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc khi mẹ mang thai lần 2. Mũi 5 cách mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai tiếp theo.

Với phụ nữ mang thai chưa từng tiêm phòng uốn ván sẽ được tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên ngay khi mang thai. Mũi thứ 2 sẽ được tiêm trước khi sinh 1 tháng. Trường hợp mẹ bầu đã tiêm phòng 5 mũi uốn ván từ trước, và mũi cuối cùng cách thời gian mang thai không quá 10 năm không cần tiêm phòng lại. Bởi cơ thể đã có thể miễn dịch 95% với trực khuẩn uốn ván. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêm quá 10 năm, mẹ bầu cần phải tiêm nhắc lại.

Vaccine uốn ván Tetanus toxoid vaccine adsorbed

Được tiêm 2 lần. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm có thể cách nhau từ 4 – 6 tuần. Sau 6 tháng hoặc 1 năm, mẹ cần tiêm nhắc lại thêm 1 lần nữa để đạt hiệu quả miễn dịch lâu dài. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể giúp trẻ có khả năng miễn dịch với trực khuẩn gây bệnh trong 5 năm đầu đời.

Vaccine uốn ván Tetavax

Đây cũng là loại vaccine có 2 mũi tiêm, cách nhau từ 4 – 6 tuần. Sau 6 tháng, mẹ sẽ cần tiêm phòng thêm mũi thứ 3 để nhắc lại.

Từ năm 1990, Việt Nam đã chế tạo và áp dụng rộng rãi 2 loại vaccine phòng ngừa uốn ván là vaccine DTP phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà và vaccine TT phòng ngừa uốn ván.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu, giá bao nhiêu?

Mẹ có thể dễ dàng đăng ký và tiên phòng uốn ván cho bà bầu tại các cơ sở ý tế sau:

Các bệnh viện từ tuyến trưng ương đến địa phương.

Trung tâm y tế Dự phòng tại các quận/huyện

Phòng tiêm chủng quốc tế

Trạm y tế của phường/xã

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có giá dao động từ 30.000 – 100.000 đồng/mũi. Đây là biện pháp phòng ngừa bảo vệ mẹ và thai nhi vô cùng hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí. Mẹ cần chú ý lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, tiêm đúng thời điểm và tiêm đủ mũi.

Tiêm vaccine uốn ván cho bà bầu hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi. So với rủi ro mắc uốn ván trong thai kỳ còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu mẹ còn chưa yên tâm hay có bất kỳ thắc mắc gì thì cứ tham khảo hỏi ý kiến bác sỹ nơi mình sẽ tiêm phòng uốn ván khi mang bầu nhé.

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu lịch tiêm phòng uốn ván

Tiêm chủng vaccine uốn ván có thể gây sưng đau tại chỗ tiêm. Trường hợp còn gây dị ứng tại chỗ nhưng các mẹ không nên lo lắng bởi dị ứng nghiêm trọng sau tiêm gần như không có. Để xử lý những triệu chứng sưng, dị ứng thông thường sau tiêm, mẹ bầu có thể chườm mát vào cánh tay – nơi vị trí tiêm.

– Ba tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian phù hợp nhất tiêm phòng uốn ván. Tránh 3 tháng đầu vì mẹ bầu hay bị ốm nghén, thai nhi còn chưa ổn định. Nếu không may sảy thai sẽ cho rằng nguyên nhân do mẹ bầu đã tiêm phòng uốn ván.

– Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần tuân thủ theo số tuổi của thai nhi và số lần mang thai của mẹ. Lần mang thai thứ nhất tiêm 2 mũi phòng uốn ván. Còn những lần mang thai sau tiêm nhắc lại 1 mũi.

– Nếu mẹ bầu hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì cần tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng. Hoặc mũi thứ 2 trước dự kiến sinh ít nhất 1 tháng. Để phòng phơi nhiễm, uốn ván trong quá trình sinh đẻ cho cả 2 mẹ con.

– Theo quy định của Bộ Y tế trong thời kỳ mang thai, các mẹ chỉ có thể được tiêm phòng uốn ván đúng quy định. Không được tiêm các mũi khác nếu không được chỉ định đặc biệt.

– Trường hợp trong thời gian mang bầu nếu mẹ bị chó mèo cắn, bác sĩ sẽ có thể tiêm phòng dại cho mẹ. Nhưng tùy theo mức độ dịch tễ phơi nhiễm dại mà bác sĩ quyết định tiêm hay không tiêm.

Ngoài tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thì cần tiêm phòng những loại bệnh gì? lịch tiêm phòng uốn ván

lich-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau

Tiêm phòng bệnh Rubella

Rubella là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Bệnh này gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, mẹ cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa. Mẹ có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sĩ.

Viêm gan B

Ở nước ta, tỷ lệ người bị nhiễm virus viêm gan B khá cao. Vì vậy, trước khi quyết định mang thai mẹ nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh rất dễ lây sang cho con và dẫn tới bệnh ung thư gan.

Thủy đậu

Khi mắc thủy đậu người bệnh sẽ có các biểu hiện sốt, kèm vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% trong tổng số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, như dị dạng hình thể, liệt chân tay. Virus gây bệnh thủy đậu cũng rất dễ lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh.

Tiêm phòng thủy đậu cần tiêm trước khi có bầu ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

Tiêm phòng cúm

Mẹ cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo. Trong mùa cúm từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau bà bầu nên tiêm phòng cúm. Thời điểm thích hợp nhất để phòng cúm hiệu quả là tiêm phòng từ tháng 10 và tháng 11. Vaccine phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.

Chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước, trong và sau quá trình sinh em bé rất quan trọng với cả 2 mẹ con. Nên các mẹ cần tham khảo thêm các thông tin về sức khỏe sinh sản để có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lên lịch khám thai và tiêm phòng đầy đủ để chào đón con yêu khỏe mạnh nhé. Mong rằng những thông tin về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ luôn có ích với các mẹ.

 

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x