Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ

Việc cha mẹ ngủ chung giường với bé yêu, đặc biệt là trẻ sơ sinh của họ hiện đang là một chủ đề nóng. Những người ủng hộ việc này tin rằng giường của cha mẹ là nơi thuộc về đứa trẻ. Nhưng những người khác lại lo rằng có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ

Ngủ chung: Chung phòng và chung giường có nên cho trẻ ngủ chung

Nhiều người sử dụng các thuật ngữ “chung giường” và “ngủ chung”. Để nói về cùng một vấn đề, nhưng hai thuật ngữ này thật ra lại có nhiều điểm khác biệt:

Ngủ chung: Đây là khi cha mẹ và con ngủ trong “phạm vi cảm giác” của mỗi người

Ngủ chung phòng và ngủ chung giường là những dạng của ngủ chung:

Chung phòng: Đây là khi cha mẹ có một nơi để đứa trẻ ở trong phòng với họ, một cái nôi hoặc cũi di động đặt gần giường, giường cũi riêng gắn liền với  giường cha mẹ, hoặc một vật gì đó tương tự.

Chung giường: Là khi cha mẹ chia sẻ giường của họ với em bé (đôi khi được gọi là “giường của cả gia đình”). Đây là vấn đề làm rấy lên lo ngại với bác sĩ nhi khoa và những người không đồng tình với quan điểm ngủ chung giường.

Tại sao một vài ông bố bà mẹ chọn ngủ chung giường có nên cho trẻ ngủ chung

Những người ủng hộ chia sẻ rằng họ tin – và một số nghiên cứu hỗ trợ niềm tin của họ – đó là ngủ chung giường:

  • Khuyến khích cho con bú do việc bú vào ban đêm thuận tiện hơn.
  • Dễ dàng trong việc để mẹ và đứa trẻ có chung một chu kỳ giấc ngủ.
  • Giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn. Đặc biệt là trong những tháng đầu tiên của bé và khi bé thức dậy vào giữa đêm.
  • Giúp trẻ có được giấc ngủ ban đêm nhiều hơn (Vì bé thường xuyên phải dậy ăn đêm, nếu thời gian ăn này ngắn lại, chúng sẽ có nhiều thời gian ngủ đêm hơn).
  • Giúp cha mẹ được gần gũi với bé yêu của họ sau khoảng thời gian xa cách khi họ phải đi làm ban ngày.

co-nen-cho-tre-ngu-chung-voi-cha-me

Ngủ chung giường có an toàn?

Trong một số nền văn hóa không thuộc phương Tây. Ngủ chung giường là một điều phổ biến và số ca trẻ sơ sinh tử vong liên quan đến việc này thấp hơn so với ở phương Tây. Sự khác biệt trong nệm, giường. Và văn hóa khác có thể là nguyên nhân cho các rủi ro thấp hơn ở các quốc gia này.

Một giường người lớn có nhiều rủi ro cho sự an toàn cho bé, bao gồm:

  • Nghẹt thở do nằm úp mặt xuống đệm nước (đệm để nằm ngủ, làm bằng cao su hoặc chất dẻo và chứa đầy nước), một tấm đệm thường, hoặc những đồ vật trên giường mềm như gối, chăn, hoặc do đầu của bé bị bao phủ bởi nhưng vật đó.
  • Nghẹt thở, khi trẻ sơ sinh bị mắc kẹt hoặc nằm giữa nệm  và thành giường, tường, hoặc nhưng vật tương tự.
  • Bị kẹt trong một khung giường khi chỉ một phần cơ thể của trẻ lọt qua được.

Bên cạnh các rủi ro an toàn tiềm năng, ngủ chung giường với một em bé. Đôi khi ngăn cản cha mẹ có một đêm ngon giấc. Và việc em bé ngủ chung giường với cha mẹ. Sẽ hình thành thói quen cho bé bị phụ thuộc vào đó (chỉ ngủ trên giường của cha mẹ thì mới ngủ được).

Ngủ chung giường & SIDS

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ này bao gồm:

  • Một em bé ngủ trên một chiếc giường một mình hoặc với cha mẹ
  • Một bé ngủ giữa cha và mẹ
  • Một người mẹ hút thuốc lá
  • Cha mẹ đang rất mệt mỏi
  • Một phụ huynh có thời gian gần đây sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Ngủ chung giường với những chiếc gối hoặc tấm trải giường

Làm thế nào để chung phòng một cách an toàn

  • Đặt một cái nôi, hoặc cũi cạnh giường ngủ của bạn.
  • Điều này cho bạn một sự gần gũi như mong muốn. Thật sự vô cùng quan trọng nếu bạn đang cho con bú.
  • Mua một thiết bị trông giống như một cái nôi với một bên thấp, có thể gắn được vào giường của bạn để cho phép bạn và em bé bên cạnh nhau nhưng vẫn loại trừ được khả năng đè lên bé yêu của bạn khi ngủ

co-nen-cho-tre-ngu-chung-voi-cha-me

Làm sao để bé ngủ chung giường với bạn càng an toàn càng tốt

Bất chấp rủi ro của ngủ chung giường. Một số phụ huynh vẫn cho rằng cách ngủ này là tốt nhất cho gia đình của họ. Nếu bạn chọn cách ngủ chung giường với con mình. Hãy làm theo các cách sau để giảm thiểu nguy cơ cho trẻ

  • Không dùng chung giường với em bé dưới 4 tháng tuổi – một cái nôi hoặc cũi cạnh giường sẽ là lựa chọn tốt hơn.
  • Đặt bé nằm trên lưng của bé để giảm nguy cơ SIDS.
  • Cho bé mặc đồ thoáng mát.
  • Không đặt bé ngủ một mình một giường lớn.
  • Không uống rượu hoặc sử dụng các loại thuốc hoặc chất kích thích, nó sẽ khiến bạn ngủ say và bạn có thể lăn lên, đè lên bé làm nghẹt em bé của bạn.
  • Không đặt giường gần rèm hoặc mành nơi con của bạn có thể bị vấp và mắc vào dây.
  • Đừng ngủ quên khi để bé trên ngực của bạn.
  • Đừng ngủ trên ghế, ghế tựa, hoặc ghế ngả với bé.

Thảm khảo: Mô hình giấc ngủ thông minh dành cho trẻ nhỏ ba mẹ nên biết

Ai không nên ngủ chung giường với một Baby? có nên cho trẻ ngủ chung

Nếu một đứa trẻ sơ sinh và phụ huynh cùng ngủ chung giường, những người sau không nên để ngủ chung với trẻ:

  • Đứa trẻ khác – đặc biệt là trẻ mới biết đi – bởi vì các bé giai đoạn này có thể không nhận thức được sự hiện diện của em bé.
  • Cha mẹ khi có sử dụng rượu, thuốc hoặc chất kích thích vì có thể làm giảm nhận thức với các em bé.
  • Và không ai được hút thuốc trong phòng, vì điều này làm tăng nguy cơ SIDS.

Thay đổi (đưa trẻ ra khỏi giường của cha mẹ) có nên cho trẻ ngủ chung

Cuối cùng, các thói quen ngủ chung giường được hình thành có thể do các con muốn hay bởi sự lựa chọn của cha mẹ.

Nếu bạn đã ngủ chung giường với bé và bây giờ muốn dừng lại, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về kế hoạch khi muốn đưa em bé của bạn ngủ trong giường cũi.

Di chuyển sang cũi trước khi 6 tháng tuổi thường dễ dàng hơn – cho cả cha mẹ và bé – trước khi các thói quen ngủ chung đã ăn sâu vào trẻ và các vấn đề phát sinh khác (chẳng hạn như sự lo lắng) hình thành.

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x