Cách giúp trẻ sơ sinh Ngủ Ngon Sâu Giấc, Dễ Ngủ vào ban đêm

Cách giúp trẻ sơ sinh Ngủ Ngon Sâu Giấc, Dễ Ngủ vào ban đêm

Việc thiết lập một thói quen ngủ tốt ngay từ đầu cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé dễ dàng tự ngủ khi lớn và bố mẹ sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Những em bé ngủ tốt, ngủ đủ sẽ thường ăn tốt và phát triển tốt hơn. Để giúp bé ngủ ngon hơn. Bố mẹ có thể áp dụng một số cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sau để khiến bé cảm thấy an toàn, thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

1. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon là hãy tăng tiếng ồn trắng

White noise – tiếng ồn trắng là một cách rất hiệu quả để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.Vì âm thanh đó giống âm thanh ở trong bụng mẹ, đem lại cho bé cảm giác an toàn. Bố mẹ có thể tải những đoạn tiếng ồn trắng trên mạng rồi để trong điện thoại để phát cho bé nghe.

Gợi ý bố mẹ những cách đơn giản để tạo ra âm thanh trắng

– Tạo tiếng suỵt:

Tiếng suỵt kết hợp với việc đung đưa bé nhẹ nhàng đã được áp dụng hàng trăm năm nay để dỗ trẻ sơ sinh vào giấc ngủ.

– Bật quạt:

Mẹ có thể dùng quạt máy trong phòng để tạo ra dạng âm thanh đều đều, lặp lại. Giúp bé dễ dàng ngủ ngon giấc.

– Mở các album được thu âm sẵn

Trên các trang chia sẻ âm nhạc có sẵn rất nhiều album âm thanh giúp bé ngủ ngon. Mẹ có thể bật chúng vào giờ ngủ của bé, giúp bé ngủ ngon hơn.

cach-giup-tre-so-sinh-ngu-ngon

2. Thiết lập thói quen: Ngày để chơi và đêm để ngủ

Ánh đèn bật công tắc sinh học của bé trong khi bóng tối kích thích não sản sinh melatonin – một hóc môn chính để giúp bé đi ngủ. Hãy để ban ngày thì sáng còn ban đêm thì tối. Và bé sẽ sớm nhận ra lúc nào là lúc đi ngủ. Suốt cả ngày, cho ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà hoặc cho bé ra ngoài. Đặt bé ngủ ngày trong khi phòng vẫn sáng (trừ khi có gặp vấn đề trong việc ngủ ngày)

Đêm là để ngủ

Đây là cách giúp bé hiểu đêm là thời gian để ngủ, hãy tắt đèn và để phòng tối. Để tăng thời gian ngủ đêm.  Hãy cân nhắc lắp đặt thiết bị chỉnh độ sáng của đèn trong phòng bé. Và những phòng mà bạn và bé thường dùng. Để đèn tối trong buổi chiều (khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ) để tâm trạng bé nhẹ nhàng hơn, chuẩn bị cho giấc ngủ. Mẹ cũng có thể để đèn ngủ trong phòng bé. Nhưng nên chọn loại nhỏ, hơi sáng. Không nên lắp gần giường bé hoặc nơi thay tã.

Nếu bé thức dậy trong đêm, không bật đèn hay đưa bé sang phòng sáng hơn. Chuyển từ tối sang sáng khiến não bé tưởng rằng đến giờ đi chơi. Nếu bé thức dậy buổi sớm quá sớm, hoặc bé gặp vấn đề về giấc ngủ vào buổi chiều. Hãy cân nhắc lắp rèm để phòng bé tối hơn, giúp bé ngủ tốt hơn.

Khi bé thức dậy vào ban đêm, mẹ không nên chạy đến bế bé ngay vì điều này có thể khiến bé thức dậy nhiều hơn. Đợi vài phút để cho bé thời gian bình tĩnh và tự ngủ lại. Nếu bé không thể tự ngủ trở lại và tiếng khóc có vẻ như bé đã thức dậy, cố gắng bế trẻ trước khi bé khóc to váng lên.

Những điều mẹ không nên làm ban đêm với bé

Khi đến bế bé khi bé thức dậy vào ban đêm. Mẹ không nên nhìn vào mắt bé. Rất nhiều bé rất nhạy cảm. Chỉ cần mẹ nhìn bé. Bé có thể thu hút sự chú ý của bé và bé tưởng đó là dấu hiệu đã đến giờ chơi. Mẹ càng giao tiếp với bé nhiều buổi tối. Bé càng cảm thấy hứng thú và muốn dậy chơi. Vì thế, khi mẹ đến với bé vào buổi tối, đừng giao tiếp bằng mắt với bé. Và không nói chuyện một cách phấn khích hay mở bài hát yêu thích của bé cho bé. Hãy nhìn vào người bé và giúp bé đi ngủ trở lại bằng giọng thì thầm. Và những cái ôm chạm nhẹ nhàng.

Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, kiểm tra xem bé có phải bị quá nóng, quá lạnh hay bỉm bị bẩn, hay bé bị đau, khó chịu ở đâu không. Nếu không, có thể bé bị đói. Vẫn để đèn tối và đưa bé ra khỏi cũi. Cho bé bú mẹ hoặc bú bình. Bé có thể tỉnh dậy lúc bắt đầu bú nhưng nếu không, nhẹ nhàng mở miệng bé và cho bình sữa vào, cho đến khi bé mút bình sữa. Sau khi bé bú xong, đặt bé trở lại cũi nhẹ nhàng, không nói chuyện hay tương tác gì với bé.

Một lưu ý nữa là nếu bé thức dậy giữa đêm. Mẹ nên thay bỉm trước rồi mới cho bé ăn và đặt bé xuống giường ngay sau đó. Mẹ nên hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn việc thay bỉm vào ban đêm. Bằng cách chọn loại bỉm chất lượng cao để giữ bé thoải mái trong thời gian dài nhất. Nếu thực sự cần phải thay, mẹ hãy vệ sinh cho bé bằng khăn lau ấm. Để tránh việc bé bị nước mát/lạnh kích ứng sẽ dễ bị tỉnh giấc.

>>> Tham khảo thêm: Mô hình thiết lập giấc ngủ thông minh cho trẻ

cach-giup-tre-so-sinh-ngu-ngon

3. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn bằng cách cho bé ngủ ngày đủ giấc

Trong 6 đến 8 tuần đầu, hầu hết các bé không thể thức lâu hơn 2 tiếng mỗi lần thức dậy. Nếu bạn đợi lâu hơn 2 tiếng rồi mới cho bé ngủ. Bé có thể bị quá mệt và dẫn đến việc khó ngủ. Thế nên cố cho con thức nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé sẽ ngủ tốt là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Với những bé ngủ ngon và đủ giấc ban ngày. Sẽ dễ dàng để ngon và sâu giấc vào ban đêm hơn.

Khi bé thức nhiều sẽ mệt mỏi dẫn đến việc não không đủ khả năng để tự trấn an, giữ bình tĩnh để thư thái đi vào giấc ngủ. Do đó dễ tỉnh giấc và quấy khóc nhiều vào ban đêm. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên để bé ngủ thoải mái bao lâu tùy thích vào ban ngày. Sẽ khiến bé không ngủ đủ thời gian cần thiết vào ban đêm.

4. Cho bé ngủ đúng giờ để giúp bé ngủ ngon hơn

Cho bé vào giường đúng giờ mỗi tối sẽ giúp thiết lập đồng hồ sinh học của bé. Giúp bé dự đoán sắp đến giờ đi ngủ. Giờ khuyến cáo để cho bé đi ngủ đêm tốt nhất là trước 9h tối. Tốt nhất là khoảng 7h đến 8h để bé dễ ngủ mà bố mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Cho dù trước đó bé vừa mới ngủ dậy và đang hào hứng chơi. Bạn vẫn nên cho bé vào giường và tắt đèn, để bé chơi tự do. Không nên vì bé mới thức dậy nên bạn lại cho bé chơi thêm một lúc. Như thế đồng hồ sinh học của bé sẽ khó thiết lập hơn, bé không hiểu lúc nào là đã đến giờ đi ngủ đêm.

5. Thiết lập thói quen trình tự các hoạt động trước khi đi ngủ cho bé

Với các trò chơi vận động mạnh và nhiều tiếng ồn không nên được thực hiện trước giờ đi ngủ của bé. Thay vào đó, mẹ hãy thiết lập một trình tự cố định gồm các hoạt động nhẹ nhàng êm dị. Để làm tín hiệu cho bé biết sắp đến giờ đi ngủ ví dụ như: tắm, mát xa cho bé, đọc truyện, hát ru, bật tiếng ồn trắng, tắt đèn, thì thầm với bé là đã đến giờ đi ngủ. Điều này rất quan trọng vì nếu bé quá mệt sẽ không có đủ sự bình tĩnh để trấn an bản thân và tự đi vào giấc ngủ nữa.

6. Quấn bé để giúp bé yên tâm ngủ ngon hơn

Việc quấn bé có thể là một cách giúp bé cảm thấy an toàn và thư giãn hơ. Vì cảm giác giống trong bụng mẹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bố mẹ nên ngừng quấn bé. Khi bé đã có thể lẫy được không nếu bé không thích quấn, tỏ ra khó chịu, ngọ nguậy khi bị quấn.

7. Đợi đến khi bé sẵn sàng để luyện ngủ

Tuân theo những tip trên sẽ giúp xây dựng thói quen ngủ lành mạnh và bạn có thể bắt đầu ngay từ tháng đầu đời. Bé sẽ không sẵn sàng để luyện ngủ cho đến khi bé tròn ít nhất 4 tháng. Lúc đó bé không những sẵn sàng để ngủ giấc dài mà còn sẵn sàng tiếp nhận những cách luyện ngủ.

Nếu bé lại tỉnh giấc đêm trở lại, mẹ cũng đừng quá lo lắng, có thể đó chỉ là vấn đề tạm thời. Bé thường gặp những vấn đề về giấc ngủ vào những bước phát triển chính. Hoặc thay đổi lịch sinh hoạt như đi du lịch, bị ốm… Nhiều cha mẹ cũng ghi nhận những vấn đề giấc ngủ vào khoảng 4 tháng khi chu kì ngủ của bé thay đổi và mốc 9 tháng khi nỗi sợ xa cách tăng lên. Để vượt qua thời kì này, hãy quay lại những nguyên tắc cơ bản trên. Nếu bé đã đủ lớn, hãy thử chọn một phương pháp luyện ngủ và thử 1 tuần. Nếu không cải thiện, hãy thử lại hoặc thử một phương pháp khác.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và rèn luyện thói quen ngủ tốt từ sơ sinh. Giấc ngủ vô cùng quan trọng cho việc phát triển sau này của bé. Chính vì vậy, ba mẹ nên chú ý đến giấc ngủ của con thật khoa học để bé phát triển toàn diện hơn.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x