Top 5 Dưỡng Chất Vàng Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu

Khi mang bầu, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của trẻ sau này. Chính vì vậy, để con sinh ra được khỏe và thông minh, trong quá trình mang thai, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp để cung cấp các chất thiết yếu cho trẻ. Top 5 dưỡng chất vàng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sẽ giúp mẹ trang bị những kiến thức cần thiết về cách bổ sung các dưỡng chất hợp lý, đúng cách. Mẹ sẽ yên tâm không phải lo lắng vấn đề ăn vào mẹ mà không vào con nhé.

Canxi khoáng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Canxi là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hệ xương và răng cho thai nhi, cũng như mọi người ở mọi lứa tuổi. Canxi cũng là một nhân tố thiết yếu góp phần tạo nên quá trình đông máu, giúp duy trì huyết áp và nhịp tim bình thường, phát triển hệ thần kinh và hệ cơ của con người. Với các bà bầu, canxi giúp giảm nguy cơ loãng xương sau này, ngăn ngừa tăng huyết áp do thai kỳ và sinh non.

Những biểu hiện thiếu canxi mẹ bầu cần lưu ý

– Đau lưng: thiếu hụt canxi trong máu của phụ nữ mang thai sẽ biểu hiện thành các bệnh lý như sỏi thận, ứ nước, viêm khiến các mẹ sẽ bị đau lưng dữ dội. Nếu thấy mức độ đau lưng mạnh như vậy các mẹ cần đi khám ngay để bổ sung canxi kịp thời.

– Thường xuyên đau nhức cơ bắp và bị chuột rút: Nếu các mẹ có bị tình trạng như luôn cảm thấy đau nhức mỏi ở đùi và bắp chân, tê chân thường xuyên, vào ban đêm tình trạng chuột rút hay xảy ra, thì lúc này mẹ đang bị thiếu canxi nghiêm trọng.

– Thiếu hụt canxi nghiêm trọng sẽ có biểu hiện thành co giật cơ mặt và bàn tay, rất nguy hiểm cho cả 2 mẹ con.

– Một số biểu hiện thường thấy như răng lung lay, sâu răng, móng tay và tóc dễ gãy rụng cũng báo hiệu của cơ thể các mẹ đang thiếu canxi mẹ cần bổ sung ngay, tránh để gây ra các tình trạng nặng hơn.

Hàm lượng canxi bà bầu cần bổ sung mỗi ngày là 800mg – 1500mg

Thời gian: nếu mẹ bổ sung canxi bằng dược phẩm thì chỉ nên uống vào bữa sáng và bữa trưa sau khi ăn 1 tiếng. Với canxi thì mẹ nên tránh uống vào buổi tối nhé có thể gây mất ngủ và sỏi thận do cơ thể không chuyển hóa hết lượng canxi thừa.

Lưu ý: Mẹ không uống canxi và sắt cùng lúc. Vì sắt sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu mà lại giàu canxi: cua đồng, tôm đồng, tép nhỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, vừng, các loại rau quả dễ ăn và phổ biến như chuối, cam, rau súp lơ xanh, rau cải chíp, rau mùng tơi, muống, đậu, rau cần, cà rốt… Các mẹ nên thường xuyên ăn các thực phẩm này để có cung cấp lượng canxi tự nhiên.

Sắt rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để tránh tình trạng thiếu máu

– Sắt là khoáng chất rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Sắt tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu cho cơ thể vì vậy thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ sau này. Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ thiếu máu có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc bé sinh ra nhẹ cân và dễ bị bệnh. Nên khi mang thai, mẹ cần phải bổ sung đủ lượng sắt cần thiết, để phục vụ cho quá trình dưỡng thai và nuôi con sau sinh.

– Không những thế, sắt còn giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé một cách tốt nhất. Sắt giúp tăng khả năng tập trung của trí não, mẹ bầu sẽ không bị tình trạng nhớ nhớ quên quên nếu mẹ bổ sung đầy đủ sắt trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.

– Lượng sắt mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 27mg để thai nhi luôn khỏe mạnh và mẹ phòng tránh tình trạng thiếu máu. Trong giai đoạn này thì mẹ sẽ thường phải bổ sung sắt bằng dược phẩm được bác sỹ chỉ định. Đồng thời, trong các bữa ăn hằng ngày mẹ nên ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như các loại thịt đỏ, gan động vật, tôm cua, lòng đỏ trứng gà, mộc nhĩ, nấm hương.

Axit folic (Folate): dưỡng chất tối quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có hơn 50% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản có nồng độ axit folic trong máu thấp dưới ngưỡng tối ưu để có thể phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Như vậy, cứ 2 người phụ nữ thì có 1 người có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh. Và người đó có thể là bất kỳ ai. Vì thế, bà bầu cần bổ sung axit folic ngay để bảo vệ sức khỏe con yêu tốt nhất.

Axit folic thuộc vitamin nhóm B rất cần thiết cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Axit folic giúp cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi trong cấu trúc của DNA, nên nó có khả năng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và dị tật bẩm sinh ở tim, đường tiểu của trẻ.

Nếu bị thiếu axit folic, mẹ bầu có thể bị thiếu máu hồng cầu, tiền sản giật, xuất huyết, suy dinh dưỡng bào thai, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân. Khi cơ thể mẹ thiếu hụt axit folic sẽ khiến thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ sau này.

Bổ sung axit folic đúng cách trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Việc bổ sung axit folic cho bà bầu theo từng thời kỳ như sau: Giai đoạn chuẩn bị mang thai là 400mcg/ngày; khi mang thai 600mcg/ngày; trong khi cho con bú là 500mcg/ngày. Sử dụng axit folic cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các mẹ nhớ nhé không uống axit folic cùng trà, cà phê, rượu bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất. Tình trạng táo bón sẽ xảy ra ở khá nhiều mẹ khi uống axit folic, nên các mẹ cần uống nhiều nước, ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp tiêu hóa và hấp thụ chất tốt hơn.

Những thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao như là cam, măng tây, rau bina, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, đậu tương, khoai tây, ngũ cốc thô…

Protein (Chất đạm) dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Protein đóng vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới, tạo kháng thể sống tăng cường hệ miễn dịch và hormone cân bằng sinh hóa trong cơ thể. Khi mang bầu cơ thể mẹ cần bổ sung hàm lượng chất đạm cao hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.

Các mẹ nên nhớ bổ sung protein đầy đủ vì đây là dưỡng chất rất cần thiết cho cả hai mẹ con. Tuy nhiên, mẹ cần vận động hợp lý để chuyển hóa protein thành năng lượng, các mẹ sẽ không rơi vào tình trạng béo phì sau khi mang bầu và sinh em bé.

Lượng protein hợp lý cho bà bầu sẽ được tính theo trọng lượng cơ thể. Cứ 1kg trọng lượng mẹ cần 1g protein, như vậy mẹ có thể dễ dàng để tính được lượng protein tiêu chuẩn cho bản thân mình không lo thừa cân béo phì nữa.

Với protein thì mẹ không cần dùng đến các sản phẩm chức năng chỉ cần ăn đầy đủ theo lượng tiêu chuẩn từ thực phẩm như các loại thịt, cá, trứng gà, sữa và các chế phẩm từ sữa khác…

Axit béo Omega 3 (DHA và EPA)

 

Omega 3 là một nhóm các axit béo chưa no mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được, phải bổ sung thông qua thực phẩm. Có hai loại axit omega 3 quan trọng trong quá trình phát triển trí não và mắt của trẻ là DHA và EPA.

+ DHA chiếm 1/4 lượng chất béo trong não, chiếm tỉ lệ cao trong chất xám của não và võng mạc. DHA là thành phần cấu trúc của màng tế bào thần kinh, tạo ra độ nhạy của các noron thần kinh giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. DHA cần thiết cho việc hình thành các noron thần kinh, vận chuyển glucose để cung cấp năng lượng cho não bộ. DHA còn cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh, 93% tế bào võng mạc có thành phần là DHA.

+ EPA đóng vai trò trong quá trình tạo ra prostagladin trong máu, có tác dụng ức chế sự đông vón tiểu cầu, giảm và phòng ngừa hình thành huyết khối, đồng thời có thể giảm bớt lượng cholesterol xấu, giảm bớt triglyceride trong máu làm giảm độ nhớt dính của máu, giữ cho tuần hoàn được thông thoáng, làm giảm xơ vữa động mạch, do đó phòng ngừa bệnh tim do biến chứng của xơ vữa động mạch. EPA cũng có tác dụng chống viêm mạnh và được sử dụng trên thực tế như một loại thực phẩm vàng để chống viêm.

Các mẹ khi mang thai bổ sung đủ lượng omega 3 cần thiết sẽ giảm được nguy cơ sinh non, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và trầm cảm sau sinh. Với bé ngay khi còn trong bụng mẹ nếu được cung cấp đủ lượng omega 3 sẽ tránh được nguy cơ dị ứng thức ăn, bệnh eczema, sản sinh kháng thể có lợi, phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa sau này.

Mỗi ngày các bà bầu nên bổ sung khoảng 500mg omega 3 với tỷ lệ DHA/EPA tương đương 4/1. Đây là tỷ lệ vàng thích hợp bổ sung cho phụ nữ có thai, cho con bú và phát triển hệ thần kinh của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

Cá hồi, dầu cá, trứng, sữa được các chuyên gia khuyên dùng vì chứa hàm lượng omega 3 cao.

Ngoài những dưỡng chất tốt cho bà bầu vô cùng cần thiết ở trên thì các loại khoáng chất và vitamin như magie, kẽm, iot, vitaminA, vitamin D, vitamin E… mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ.

Mỗi lần khám thai định kỳ mẹ sẽ biết được sự phát triển của bé con nhà mình đang như thế nào. Mẹ sẽ dựa vào kết quả đó để ăn uống, nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ các chất trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu một cách hợp lý. Như vậy, bé của mẹ sinh ra sẽ khỏe mạnh thông minh như mẹ mong muốn.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x