Cách tính chỉ số BMI Online, bảng cân nặng CHUẨN bé trai, gái

Cách tính chỉ số BMI Online, bảng cân nặng CHUẨN bé trai, gái

Để bé phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần so với độ tuổi thì điều quan trọng là bố mẹ cần biết được bảng cân nặng chuẩn của bé ở mỗi gian đoạn và cách tính chỉ số BMI chuẩn

Những điểm chính cần nhớ khi tính chỉ số BMI

  • Cân nặng bị ảnh hưởng bởi 2 điều: thức ăn chúng ta ăn và hoạt động chúng ta làm
  • Điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp con mình đạt được trọng lượng khoẻ mạnh là thay đổi lối sống của gia đình, bao gồm:​

–  ​Hoạt động nhiều hơn

–  Ít thực phẩm có chất béo và đường cao

  • Một đứa trẻ có nhiều khả năng đạt được trọng lượng khoẻ mạnh nếu cả gia đình có những hành vi lành mạnh

Làm thế nào tôi biết con tôi bị thừa cân?

Chỉ só BMI (chỉ số trọng lượng cơ thể) là cách để kiểm tra một đứa trẻ có bị thừa cân hay không

Bảng tăng trưởng được tạo ra để so sánh chỉ số BMI của một đứa trẻ với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi.

Y tá có thể ghi lại chỉ số BMI của con bạn và theo dõi nó trong một thời gian để kiểm tra xem tình hình cân nặng của con bạn như thế nào

Bạn cũng có thể tự tính chỉ số BMI theo cách sau:

Cách tính và đánh giá chỉ số BMI như thế nào? 

 

Công thức tính chỉ số BMI
BMI (kg/m2) = cân nặng (kg)/ [chiều cao (m) * chiều cao (m)]

Chiều cao thường được đo bằng m, nên phải đổi thành cm

  Ví dụ: cân nặng = 68kg, chiều cao = 165cm (=1.65m)

BMI = 68 / [1.65*1.65] = 24.98

 

Cách tính chỉ số BMI 

Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, Sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số BMI.

– BMI <16: Gầy độ III

– 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II

– 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I

– 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường

– 25 ≤ BMI <30: Thừa cân

– 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1

– 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II

– BMI >40: Béo phì độ III

 

Đánh giá chỉ số BMI online: https://medlatec.vn/BMI-Online.aspx

Đối với bố mẹ nào biết tiếng Anh, có thể truy cập trang sau (có đánh giá và đưa ra các lời khuyên để cải thiện tình trạng cân nặng của bạn)

http://www.nhs.uk/Tools/Pages/Healthyweightcalculator.aspx

 

Tính chỉ số BMI ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như thế nào?

Trẻ em bị thừa cân phải đối mặt với những nguy cơ về bệnh tương tự như ở người lớn bị thừa cân. Chúng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống sau này.

Vấn đề với trẻ béo phì bao gồm:

  • Mất tự tin
  • Trầm cảm
  • Huyết áp cao
  • Suyễn
  • Khả năng tập thể dục kém
  • Khó thở trong khi ngủ
  • Dễ ngã và gãy xương tay
  • Cơ quan sinh dục nam kém phát triển (ở nam)
  • Buồng trứng hoạt động kém (nữ)
  • Sỏi mật
  • Mỡ máu cao
  • Gan nhiễm mỡ
  • Lành vết thương chậm
  • Tiểu đường
  • Bệnh thận

Và trên hết, trẻ thừa cân thường bị bắt nạt ở trường

Làm thế nào tôi có thể giúp con tôi đạt được một trọng lượng khoẻ mạnh

Nói đơn giản, cân nặng bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thức ăn mà chúng ta ăn và hoạt động mà chúng ta thực hiện. Nhân tố gen, gia đình và xã hội cũng ảnh hưởng đến cân nặng. Điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp con bạn đạt được trọng lượng khoẻ mạnh. Bằng cách tạo ra những thay đổi trong lối sống của gia đình. Bao gồm hoạt động thể dục thể thao nhiều hơn, thực phẩm ít chất béo và đường hơn.

Chương trình giảm cân áp dụng cho tất cả, nhưng trẻ em và thanh thiếu niên không nên tập trung vào việc giảm cân. Thay vào đó, mục tiêu là duy trình cân nặng trong khi những đứa trẻ cao lớn hơn, cơ bắp hơn theo thời gian

Một đứa trẻ dễ thành công hơn khi toàn bộ gia đình có những hoạt động lành mạnh. Khi tất cả các thành viên trong gia đình tham gia một hoạt động tích cực nào đó, bạn không chỉ giúp đứa con béo phì của bạn, bạn còn khiến mình trở nên khoẻ mạnh và gần gũi với gia đình hơn.

>> Xem thêm: 4 Gói Trọn Bộ Sơ Sinh MÙA ĐÔNG Cho Bé Yêu

Gợi ý để trở thành một gia đình khoẻ mạnh hơn

  • Ít ăn ngoài và mua các thực phẩm ăn nhanh – những đứa trẻ hấp thụ nhiều calo hơn khi chúng ăn ở nhà hàng, thay vì ăn đồ ăn tự nấu ở nhà.
  • Cố gắng ko để tivi hoặc máy tính trong phòng ngủ, giảm thời gian xem tivi (lý tưởng là ít hơn 1h mỗi ngày)
  • Nấu ăn tối ở nhà và tắt tivi khi ăn – điều này sẽ giảm thời gian xem tivi và cải thiện chất lượng bữa ăn
  • Sử dụng đĩa nhỏ hơn – trong vòng 20 năm qua kích thước trung bình của đĩa đã tăng lên đáng kể.
  • Giới thiệu món ăn mới dần dần – tập trung vào thói quen ăn uống hơn là một chế độ ăn kiêng, tránh đồ uống có đường (bao gồm cả nước hoa quả)
  • Tham gia vào các hoạt động thể chất, khuyến khích gia đình tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, đi bộ thay vì đi ô tô hay xe bus
  • Trở thành một hình mẫu tích cực – một ví dụ với chế độ ăn uống lành mạnh và tăng các hoạt động thể dục thể thao.
  • Trẻ em thường ăn những gì có sẵn ở nhà, do vậy hãy chọn cẩn thận những đồ bạn mua ở siêu thị, và không phải luôn luôn mua bất cứ thứ gì mọi người muốn.
  • Nếu bạn cần một chút hỗ trợ nhiều hơn cho con bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ và yêu cầu một dịch vụ nào đó có sẵn trong vùng của bạn. Bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng ở địa phương.

​>> Xem thêm: Gợi Ý Mua Đồ Sơ Sinh MÙA ĐÔNG Đầy Đủ,Tiết Kiệm Nhất

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x