Mang thai tuần thứ 18 và những điều cần biết

mang thai tuần thứ 18

Nhiều mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau tức vùng bụng dưới. Do sự gia tăng một số hormone trong cơ thể khiến bạn có những biểu hiện thay đổi sắc tố da. Nhưng rất đáng đúng không mẹ? Bé nhà mình đã được 18 tuần tuổi rồi. Hãy tìm hiểu xem bé đã cố gắng đến với mẹ như thế nào trong tuần thai này nhé!

Xem thêm: Tuần thứ 17 | Tuần thứ 19

 

Mang thai tuần thứ 18 và sự phát triển của thai nhi

Ở tuần thai này, bé nhà mình nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm từ đầu đến mông. Tay chân đã cân đối. Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối. Quá hoàn hảo phải không mẹ?

Sự phát triển các giác quan của bé cũng đang ở mức tối đa. Não của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác. Bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ.

mang-thai-va-nhung-dieu-can-biet-tuan-thu-18

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 18

>> Xem thêm: Gợi Ý Mua Đồ Sơ Sinh MÙA HÈ Chi Tiết

Các xương ở giữa tai và các đầu dây thần kinh từ não bộ đang phát triển để em bé nghe thấy những âm thanh như nhịp tim và máu di chuyển qua dây rốn. Thai nhi thậm chí có thể bị giật mình bởi tiếng động lớn.

Đôi mắt của bé cũng đang phát triển. Còn xương đã phát triển nhưng vẫn còn mềm. Trong tuần thai này, xương của bé sẽ bắt đầu cứng lại, hoặc thành chai. Một số mẩu xương đầu tiên để thành chai là ở xương đòn và chân.

Mỗi ngày trong tuần thai thứ 18 của bé

– Ngày thứ 120: Hàm của bé tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ, nhưng tại thời điểm này nó vẫn còn khá ngắn. Các chồi răng được làm cứng trong vòng hai hàm. Cũng như với các xương khác, canxi đang được tăng cường cho cấu trúc hàm.

– Ngày thứ 121: Chân của em bé đang ở vị trí đặt chéo. Tay chân và dây rốn xuất hiện được trong một mớ hỗn độn nhưng vẫn có thể phân biệt.

– Ngày thứ 122: Hình ảnh siêu âm vẫn có thể bị che đi nhiều do tư thế nằm của bé.

– Ngày thứ 123: Lòng bàn chân và các ngón chân sẽ xuất hiện rõ nét trong hình ảnh siêu âm.

– Ngày thứ 124: Các ngón tay xuất hiện với kích thước lớn hơn những tuần trước, khá dễ để nhận thấy điều này.

– Ngày thứ 125: Cử động của bé tuần này sẽ mạnh mẻ hơn khá nhiều nữa đó.

–  Ngày thứ 126: Tai được làm bằng sụn mềm mại và linh hoạt. Mặc dù tai ngoài được phát triển tốt ở giai đoạn này, cấu trúc tai bên trong sẽ không phát triển.

mang-thai-va-nhung-dieu-can-biet-tuan-thu-18

Mẹ sẽ thay đổi như thế nào khi mang thai thứ 18 này?

Sự gia tăng trọng lượng là do các bộ phận của cơ thể của mẹ. Lượng máu trong mẹ tăng, kể cả kích cỡ ngực của mẹ cũng có sự thay đổi lớn trong tuần thai này.

mang-thai-va-nhung-dieu-can-biet-tuan-thu-18

Mẹ sẽ thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 18 này

>> Tham Khảo Ngay: 4 Gói Trọn Bộ Sơ Sinh MÙA HÈ Cho Bé

Hệ thống tim mạch của mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi thời kỳ mang thai. Dẫn đến các mẹ dễ bị huyết áp thấp trong tháng này.

Tử cung của mẹ lúc này đã cao ngang rốn. Bụng sẽ lộ rõ hơn, đặc biệt là vùng từ dưới cánh tay đến eo sẽ trở nên to hơn.

Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy nóng ran quanh vùng ngực, nách và háng. Nhiệt độ cơ thể tăng hơn một vài độ so với bình thường khiến dễ bị đổ mồ hôi.

Trên 50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với bệnh nám da thai kỳ. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường và phần lớn các vệt nám này sẽ sớm biến mất sau khi bé chào đời. Vì vậy, các bà bầu không nên quá lo lắng.

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần tuần thứ 18

Hãy thường xuyên mang vớ để hỗ trợ đôi chân và nâng đỡ phần bụng dưới tránh khỏi các bệnh giãn tĩnh mạch. Tranh thủ nghĩ ngơi, thả lỏng chân tay khi có thể và tránh đứng quá lâu.

Cần đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp bạn xoá tan nỗi lo bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, rau và trái cây. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không được cố nhịn đi vệ sinh nếu sẽ gây ra những chứng bệnh không đáng có.

Tham gia ngay các lớp học tiền sản để có sự chuẩn bị tốt nhất. Và mẹ cũng nên đọc sách và vào xem những trang web đáng tin cậy để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về những thay đổi trong thai kỳ, quá trình chuyển dạ và cách chăm sóc bé sau sinh.

Tránh những sinh hoạt hằng ngày như xách nước, bế trẻ và dịch chuyển đồ đạc nặng nề… để không bị đau lưng trong thai kỳ. Hãy tắm bằng nước ấm, chườm nóng và luyện tập các động tác thể dục nhẹ nhàng khi phát hiện những cơn đau lưng nhẹ. Còn nếu quá đau, mẹ hãy đến bác sĩ để tư vấn

Nhờ gia đình hai bên nội ngoại hoặc tìm bảo mẫu. Cần có cuộc gặp gỡ với ứng viên có thể trở thành bảo mẫu chăm con bạn sau này để tìm hiểu về tính cách, sức khỏe của họ.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x