Mang thai tuần thứ 10 và những điều cần biết

Đến giai đoạn này thì thai nhi phát triển gần như đã hoàn thiện, giai đoạn sau này trở đi sẽ là thời gian nuôi dưỡng và giúp bé phát triển hơn thôi.Mang thai tuần thứ 10

Có lẽ có khá nhiều mẹ sẽ bị ám ảnh bởi những cơn ốm nghén thới kỳ đầu mang thai đúng không? Nhưng khi qua tuần thai này, những cơn ốm nghén sẽ dần biến mất, quả là tin vui phải không nào?

Mang thai tuần thứ 10

Ở thời điểm này, bé dài khoảng 4cm và đã phát triển gần đầy đủ. Tay bé đã có sự phân chia thành ngón rõ nét. Sẽ sớm xòe ra và nắm lại thành nắm đấm. Cùng với những cử động hết sức yếu ớt. Những chồi răng nhỏ cũng đang dần dần xuất hiện dưới nướu. Và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại.

mang-thai-tuan-thu-10

Sự phát triển của thai kỳ tuần thứ 10 phát triển ra sao 

>> Xem thêm: Danh Sách Đồ Sau Sinh Cần Mua Trước Khi Sinh

Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước. Bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể bé lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn.

Nếu mẹ đang mang trong mình một cậu bé, tinh hoàn của cậu bé ấy sẽ bắt đầu tiết hormone nam giới – testosterone.

Những dị tật bẩm sinh hết cơ hội phát triển sau tuần tuần thứ 10 này. Tuần này cũng đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn phôi thai. Nói một cách đúng đắn hơn, ở tuần thai thứ 10, bé mới được gọi là thai nhi.

Từng ngày trôi qua của thai nhi trong tuần thai thứ 10 này

Ngày thứ 64: Tất cả những cơ quan quan trọng của thai nhi đã hình thành, em bé đã có cổ tay và khuỷu tay.

Ngày thứ 65: Bắt đầu có sự chuyển động uốn cong ở cổ tay nhưng vẫn còn rất yếu ớt.

Ngày thứ 66: Những bộ phận như khuỷu tay, cổ tay và vai hơi nhô ra ở phía trước khuôn mặt.

Ngày thứ 67: Mí mắt rất ổn và khép chặt cho đến tuần thai 26.

Ngày thứ 68: Đôi chân bé ngày càng hoàn thiện hơn nhờ sự phát triển của đùi và cẳng xương

Ngày thứ 69: Dây rốn bắt đầu mở rộng tại vị trí kết nối với bụng của bé

Ngày thứ 70: Xương ở mặt trước hộp sọ bắt đầu phát triển rất vững chắc từ sụn xương ở phần trán em bé. Não bé bắt đầu phát triển mạnh.

Những thay đổi của mẹ trong tuần thai thứ 10 này

Mẹ đang trong những tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên. Ở tuần thai thứ 10 này, tử cung của mẹ tiếp tục phát triển, nhưng những thay đổi rất khó phát hiện. Ốm nghén chấm dứt hoàn toàn, thay vào đó là cảm giác thèm ăn luôn thường trực mẹ bầu.

mang-thai-tuan-thu-10

Những sự thay đổi cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 10. 

>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Chi Tiết Nhất

Do ảnh hưởng của các nội tiết tố, vùng da quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn và các đốm nâu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở trên mặt . Đặc biệt sẽ xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới và sẽ mờ dần sau khi sinh bé.

Bù lại, sự gia tăng lượng máu trong cơ thể khiến mẹ trở nên rạng rỡ hơn. Mẹ nhà mình không cần phải lo nữa nhé! Cuối cùng thì những cái mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho mẹ trong những tuần qua sẽ dần biến mất, nhường chỗ cho một làn da sáng đẹp hơn.

Lời khuyên cho tuần này mang thai tuần thứ 10

Tứ bỏ các môn thể thao nguy hiểm cho sức khoẻ cả mẹ lẫn bé.

Bắt đầu viết nhật ký cho con. Sẽ rất ý nghĩa và giúp mẹ cùng bé ôn lại những ký ức ngọt ngào thời thơ ấu. Đây là thời gian thú vị dẫu rằng nó có vẻ kéo dài lâu nhưng sau này mẹ sẽ ngạc nhiên là nó đã qua thật nhanh.

Sẵn sàng chia sẻ những thay đổi với bố của bé để có những kế hoạch hợp lý nhất trong quá trình mang thai. Đấy lẽ ra là nhiệm vụ của cả 2 mà.

Tuyệt đối nói không với các thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Listeria là loại nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

Nên gặp gỡ các mẹ bầu khác. Lời khuyên, sự cảm thông và kinh nghiệm là điều hết ức quý báu.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x