Cách vắt sữa mẹ đúng cách ra sữa nhiều và bảo quản tốt nhất

Trong thời kỳ sơ sinh của con, mẹ luôn được các chuyên gia khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Và duy trì cho bé bú sữa mẹ cho đến 24 tháng tuổi. Các mẹ đều biết được vai trò quan trọng của sữa mẹ với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều mẹ bận rộn phải đi làm sau khi hết thời gian nghỉ thai sản. Lúc này, để bé tiếp tục được ty sữa mẹ cần trang bị kiến thức về cách vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách. Để đảm bảo chất lượng của sữa tốt nhất, an toàn cho sức khỏe của bé.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất đầy đủ và hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ. Để hiểu rõ được tầm quan trọng của sữa mẹ như thế nào? Các mẹ cần biết về sự hình thành của sữa và các dưỡng chất chỉ có trong sữa mẹ. Mà không có bất kỳ loại thực phẩm nào có thể thay thế.

Sự hình thành của sữa mẹ

Sữa mẹ sẽ bắt đầu tiết ra nhiều trong khoảng vài giờ hoặc 1 đến 2 ngày sau khi mẹ sinh bé. Sữa mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn khi trẻ bú mẹ liên tục. Đây gọi là phản xạ tạo sữa, nên dù chưa thấy sữa thì mẹ vẫn tiếp tục cho bé ti mẹ nhé. Với trẻ sơ sinh sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết. Sữa mẹ là tiền đề để trẻ sơ sinh có được sức khỏe tốt với khả năng đề kháng cao.

Sữa mẹ sẽ có sự thay đổi linh hoạt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Đây là khả năng tuyệt vời của sữa mẹ. Vì vậy, trẻ rất ít khi bị táo bón hay bị các vấn đề về tiêu hóa khi bú sữa mẹ.

Sữa mẹ nguồn dưỡng chất vàng vô cùng quý báu với sức khỏe của trẻ

Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể duy nhất trong thời kỳ trẻ sơ sinh. Và cho đến tận khi hệ miễn dịch của trẻ đủ khả năng tự chống lại sự xâm hại tác nhân bên ngoài. Trong cơ thể trẻ sơ sinh cũng có sẵn một số kháng thể được truyền từ nhau thai khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên những kháng thể này sẽ từ từ tiêu biến đi. Đến khi trẻ 5 tuổi hệ miễn dịch mới được hoàn thiện.

Tầm quan trọng của cách vắt và bảo quản sữa mẹ khoa học, đúng cách

cach-vat-sua-mẹ-dung-cach

Mẹ sẽ gặp các vấn đề như lượng sữa ít trong quá trình nuôi bé bằng sữa mẹ. Bầu vú mẹ tiết ra quá nhiều sữa mà bé không ti hết. Sữa tự động chảy ra làm ướt áo có thể gây ra nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đến nguồn sữa của mẹ. Giải pháp cho mẹ lúc này là vắt sữa cho vào túi trữ sữa để cho bé dùng sau này. Và dùng miếng lót thấm sữa để đảm bảo bầu ngực mình luôn được vệ sinh sạch sẽ. Trường hợp nan giải hơn, mẹ phải đi làm sau thời gian ở cữ mà bé còn ti sữa mẹ. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé thì vắt sữa và bảo quản sữa cho bé dùng là phương pháp hiệu quả.

Trong nhiều trường hợp, bé đói khóc không chịu ti sữa ngoài hoặc mẹ không cho bé bú thường xuyên cũng sẽ gây tắc tia sữa. Chính vì vậy, để mẹ đảm bảo cả việc chăm con và làm việc. Vắt sữa cho vào túi trữ sữa cất trữ trong tủ lạnh là một giải pháp tiện lợi nhất cho cả hai mẹ con. Bé khỏe thì mẹ mới yên tâm làm việc tốt. Vắt sữa và bảo quản sữa đúng cách quyết định trực tiếp đến chất lượng bữa ăn và sức khỏe của con đó các mẹ ạ. Vì vậy, mẹ cần bảo quản sữa đúng cách nhé.

Cách vắt sữa mẹ đúng cách

– Cách vắt sữa bằng tay

 

cach-vat-sua-mẹ-dung-cach

Mẹ cần chuẩn bị đồ dùng như cốc, bình sữa, túi trữ sữa mẹ (nếu mẹ vắt sữa để bảo quản sữa lâu trong tủ lạnh).

Mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng và tốt nhất là nước rửa tay chuyên dụng, lau khô tay bằng khăn sạch, và mẹ cần lau qua bầu vú bằng khăn ấm. Mẹ có thể lựa chọn ngồi hoặc đứng sao cho thật thoải mái, giữ cốc (bình sữa) gần đầu ty, dùng ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C, các ngón tay còn lại mẹ đỡ bầu vú. Tiếp theo, mẹ dùng các ngón tay nhẹ nhàng ấn về phía sau, dùng ngón tay trỏ và ngón tay út đồng thời ép nhẹ về phía trước. Khi mẹ thực hiện đồng thời các động tác như vậy sữa sẽ chảy ra theo các tuyến túi sữa, đẩy sữa ra ngoài đầu vú.

Sữa sẽ bắt đầu ra trong khoảng 1 – 2 phút sau khi mẹ thực hiện các thao tác trên. Để có được đầy đủ các dưỡng chất có trong sữa mẹ, thời gian vắt sữa sẽ từ 20 phút – 30 phút mỗi lần bằng với thời gian như khi cho bé bú trực tiếp. Mẹ cần duy trì vắt sữa thường xuyên để kích thích sữa tiết ra nhiều hơn, tránh tắc tia sữa. Nếu chưa cho bé ăn ngay thì mẹ nên bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh hoặc túi giữ nhiệt sử dụng trong ngày. Còn muốn bảo quản sữa lâu hơn thì mẹ cho lên ngăn đông nhé. Hoặc mẹ nên dùng tủ trữ đông chuyên dụng.

– Cách vắt sữa mẹ đúng cách bằng máy hút sữa

cach-vat-sua-mẹ-dung-cach

Việc hút sữa trong ngày có thể cách 3 – 4h/lần, 4 – 5 lần/ngày. Nếu ban đêm bé bú mẹ trực tiếp thì mẹ có thể tranh thủ ngủ. Mẹ sẽ không cần dậy nửa đêm để vắt sữa. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé không bú ban đêm hoặc bú bằng bình nên mẹ không hút sữa ban đêm cũng không ảnh hưởng đến lượng sữa vắt hàng ngày miễn là mẹ vẫn đảm bảo những lưu ý sau:

Lựa chọn máy hút sữa: Hiện nay, máy hút bằng tay và máy hút sữa sử dụng điện được các mẹ sử dụng phổ biến. Máy hút sữa bằng tay có thể không tiện bằng máy chạy bằng điện nhưng tùy nhu cầu và điều kiện kinh tế mà các mẹ sẽ có sự lựa chọn riêng phù hợp với mình.

Trước khi sử dụng máy hút sữa:

Mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy hút sữa trước khi sử dụng trên cơ thể nhé.

Trước khi hút sữa, mẹ cần phải rửa sạch tay và tiệt trùng các dụng cụ như ca, cốc và máy hút sữa bằng cách trụng qua nước sôi.

Phễu chụp núm vú sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau. Vì thế nếu mẹ cảm thấy chiếc phễu chụp quá nhỏ hoặc quá to so với núm vú của mình. Mẹ nên đổi phễu phù hợp nhé. Vì khi hút, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu thì lượng sữa ra mới đều. Và mẹ không bị đau do lực hút mạnh không đều.

Mẹ chú ý nhé phễu sẽ chụp khít chặt với núm vú hơn nếu làm ẩm phễu trước khi sử dụng. Chính là quá trình tiệt trùng đã mang lại 2 lợi ích.

Máy hút sữa đôi vừa rút ngắn thời gian mà sữa lại ra đều hơn. Nếu mẹ dùng máy hút sữa đơn, thì cần hoán đổi 2 bên vú liên tục trong khi hút sữa.

Nếu hút sữa đúng cách thì mẹ sẽ có cảm giác êm nhẹ như con đang bú. Nếu cảm thấy đau hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy dừng ngay việc sử dụng máy.

Mẹ cần làm để hút sữa hiệu quả

cach-vat-sua-mẹ-dung-cach

Uống 1 cốc sữa nóng trước khi hút sữa khoảng 20 phút.

Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, kết hợp với uống từ 2 – 3 cốc sữa.

Ăn đủ 3 bữa: sáng, trưa, tối và nên ăn thêm 2 bữa phụ vào 15h chiều và 1 bữa trước khi đi ngủ. Bữa phụ nên ăn cháo để kích thích sữa về tốt hơn.

Hút sữa từ 4 – 6 lần/ngày vào các khung giờ cố định cách nhau 3 tiếng.

Mẹ cần làm gì khi máy hút yếu, sữa ra ít?

Đặt phễu khít chặt với núm vú khi hút, đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu, để hút được dễ dàng hơn.

Với một số máy hút sữa có thêm chức năng massage. Nên khi massage mẹ dùng miếng silicone để êm ái hơn. Khi chuyển sang chế độ hút, có thể bỏ miếng massage ra để hút mạnh hơn.

Kiểm tra và đảm bảo máy đã lắp chặt khít các bộ phận trước khi bắt đầu hút sữa.

Cách khắc phục khi hút sữa bị đau rát?

Hút đau rát thường do sữa rất ít hoặc chưa ra sữa nên các mẹ sốt ruột tăng lên cấp độ lên khiến đầu ty bị kéo mạnh.

Với máy hút sữa bằng điện chọn cấp độ thấp khi bắt đầu hút và tăng dần cấp độ lên trong khi hút. Chưa quen hút 2 bên có thể hút trước 1 bên để quen với cách vận hành của máy.

Bảo quản sữa mẹ an toàn cho sức khỏe của bé

Dụng cụ trữ sữa mẹ

Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa mẹ chuyên dụng. Với bình chứa sữa thì mẹ nên dán nhãn bên ngoài ghi ngày, giờ vắt. Còn với túi trữ sữa chuyên dụng trên túi có sẵn các thông số. Mẹ chỉ cần điền theo mẫu để kiểm soát sữa được bảo quản đúng cách. Sử dụng sữa cho bé theo nguyên tắc sữa được vắt trước sẽ cho bé ăn trước, sữa vắt sau cho bé ăn sau.

cach-vat-sua-mẹ-dung-cach

Dung tích sữa trữ trong mỗi bình/túi trữ sữa

Mẹ không nên chứa sữa đầy bình hoặc túi trữ sữa nhé. Vì khi đông lại sữa sẽ giãn nở rất dễ bị tràn ra trong quá trình lưu trữ, dẫn đến sữa nhanh bị hỏng. Lượng sữa phù hợp để chữa trong mỗi bình sữa hoặc túi trữ sữa khoảng 60ml – 120ml. Như vậy sẽ vừa đủ cho 1 lần ăn của bé để tránh lãng phí và đảm bảo an toàn vệ sinh mẹ nhé.

Không nên bảo quản sữa ở cánh cửa tủ lạnh

Nhiệt độ ở cánh tủ lạnh không ổn định vì mở ra mở vào nhiều lần. Khi bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh mẹ cần đặt sữa ở trong cùng của ngăn mát và trên cùng của ngăn đá nhé.

Thời gian bảo quản sữa mẹ:

Sữa được bảo quản tốt nhất 4 tiếng ở nhiệt độ 19 – 26 độ C. Trên 26 độ C sữa chỉ có thể đảm bảo chất lượng tối đa trong vòng 1 giờ. Khi bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian lưu trữ là 48 giờ sau khi vắt sữa. Trong ngăn đá tủ lạnh thì thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ tăng lên là 4 tháng. Còn với tủ đông chuyên dụng thì có thể bảo quản sữa mẹ đến 6 tháng.

Lưu ý khi đưa sữa từ ngoài vào tủ lạnh để bảo quản và ngược lại

Khi bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước sau đó mới chuyển lên ngăn đá. Khi lấy sữa cho bé uống từ ngăn đá mẹ cần rã đông. Khi đó mẹ nên chuyển sữa từ ngăn đá sang ngăn mát, để sữa tan đá rồi mới đem hâm nóng cho bé sử dụng nhé.

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

Chất lượng sữa an toàn khi:

Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt, nhưng bên dưới sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng mẹ cần làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước ấm nóng hoặc cho vào máy hâm sữa ở nhiệt độ chuẩn an toàn là 40 độ C. Trước khi cho bé ti, mẹ lắc đều bình sữa. Nếu sữa sau khi rã đông có màu trắng đục như đám mây thì có khả năng sữa đã bị hỏng. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.

Nguyên tắc rã đông sữa 

Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa. Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Sữa sau khi rã đông, nếu bé bú không hết thì phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại. Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.

Không lắc bình sữa mới rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột. Sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể). Các kháng thể Lactoferrin, Lysozyne… chỉ phát huy được chức năng chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu. Một vài cấu trúc vẫn giữ nguyên khi bị tác động,. Số khác có thể bị gãy thành các amino axit vẫn có lợi ích dinh dưỡng nhưng mất vai trò bảo vệ.

Sau khi thực hiện rã đông và hâm ấm sữa thì giờ mẹ hãy cho bé ti thôi nào.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách, an toàn, chuẩn khoa học rất quan trọng. Đây có thể coi là 1 kỹ năng mềm mà các mẹ rất cần khi chăm sóc con nhỏ. Với những kiến thức được chia sẻ trong bài về tầm quan trọng của sữa mẹ. Cũng như cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn. Sẽ là hành trang hữu ích để mẹ chăm con nhàn tênh mà bé vẫn bụ bẫm khỏe mạnh nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x