Ăn dặm tự chỉ huy BLW- Phương pháp ăn dặm cho bé ĐÚNG CÁCH

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) tốt cho bé mẹ nhàn tênh

Với nhiều ba mẹ thì lần đầu tiên cho con ăn dặm đánh dấu cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển vô cùng kỳ thú trong tháng năm đầu đời của bé. Tuy nhiên không ít ba mẹ cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn ăn dặm của bé. Thậm chí bị khủng hoảng không biết nên cho bé ăn dặm theo phương pháp nào. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy an toàn, tự nhiên và dễ dàng. Giúp bé phát triển kĩ năng nhai của bé, cầm tay thuận và phối hợp tay – mắt.

Ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Ăn dặm tự chỉ huy hay ăn dặm bé tự chỉ huy được viết tắt là BLW (Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm theo nhu cầu của trẻ và để trẻ tự cầm nắm chọn đồ ăn mình muốn ăn. Đây là cách cho ăn theo nhu cầu, áp dung cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Để phát triển những kỹ năng vận động cần thiết để tự cho ăn những mẫu thức ăn nhỏ.

Ăn dặm tự chỉ huy khác gì với các phương pháp ăn dặm khác

an-dam-tu-chi-huy-blw

BLW hiện nay khác các phương pháp ăn dặm khác là bỏ qua giai đoạn đút trẻ ăn ban đầu. Đồng thời bỏ qua giai đoạn thức ăn nghiền nhuyễn và dầm nát, hơi lợn cợn. Trẻ theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ được cho ăn các thức ăn dạng ngón tay ở dạng mềm. Để tập cho trẻ tự cầm đút ăn ngay từ ngày đầu ăn dặm. Điểm hay của BLW là ngay từ bữa đầu ăn dặm. Trẻ được ngồi ăn chung với gia đình, ăn các loại thức ăn từ bữa ăn gia đình.

Trẻ ăn dặm theo phương pháp này có cơ hội tốt hơn. Như là khám phá, tìm hiểu thức ăn với các dạng khác nhau nhanh hơn, đa dạng hơn so với phương pháp truyền thống. So với việc đút trẻ ăn dặm bằng thức ăn nghiền nát trẻ sẽ ăn được nhiều hơn và dễ “ép” ăn. Việc này lâu dần khiến bé chán ăn, thụ động. Và có thể dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì.

Lợi ích của ăn dặm tự chỉ huy

Tạo hứng thú cho bé khi ăn hiệu quả

Giúp bé tiếp nhận cách ăn mới tự nhiên nhất

Tăng khả năng khám phá các loại thức ăn mỗi ngày

Học cách ăn an toàn. Khi không thể ăn hay nuốt thức ăn trẻ sẽ nhả ra.

Đơn giản, tiện lợi tiết kiệm cho ba mẹ.

Phát triển kỹ năng tự ăn tốt hơn

Cung cấp cho trẻ nhiều dinh dưỡng hơn, kiểm soát được khẩu vị. Và có tác động tốt lên sức khỏe về lâu dài.

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy lý tưởng khi đủ 2 điệu kiện là: Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Và bắt đầu ăn dặm bằng thức ăn dạng cầm nắm, cho trẻ tự ăn từ 6 tháng trở đi.

Ăn dặm bé tự chỉ huy khuyến khích việc tôn trọng ý kiến, nhu cầu riêng của trẻ trong ăn uống. Và cho trẻ toàn quyền quyết định trong việc ăn uống từ lúc sinh ra.

an-dam-tu-chi-huy-blw

Đây là những mối quan tâm của các tổ chức về BLW:

Độ an toàn và nguy cơ mắc nghẹn thức ăn

Để tự cho ăn, trẻ phải tự ngồi vững không cần vịn, và có thể cầm nắm thức ăn. Nghiên cứu quan sát cho thấy 87% trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi sẽ có được kỹ năng cầm nắm thức ăn bằng tay. Trong khi gần 96% trẻ 7 – 8 tháng tuổi sẽ có được kỹ năng này. Vì vậy, phần lớn trẻ 6 tháng tuổi có thể tự mình ăn được. Tuy nhiên, nên nhớ, cũng có khoảng hơn 10% trẻ 6 tháng tuổi sẽ chưa sẵn sàng cho việc tự ăn.

Nguy cơ mắc nghẹn là một nguy cơ theo logic, sẽ tăng khi trẻ nhỏ đột ngột phải tự đút ăn các thức ăn lớn, nhiều dạng mềm cứng khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy 1/3 ba mẹ của trẻ BLW báo cáo có xảy ra hiện tượng nghẹn khi ăn,. Số lần it nhất là một lần, nhưng trẻ tự tống thức ăn ra miệng được. Và không cần hỗ trợ. Một nghiên cứu khác, cho thấy báo cáo chỉ 6% trường hợp có mắc nghẹn,. Nhưng cũng trẻ cũng tự xử.

Nguy cơ thiếu sắt

Các nghiên cứu quan sát cho thấy, trẻ theo BLW thường có xu hướng được cho ăn ít các loại thức ăn giàu sắt hơn, và ít thường xuyên hơn, so với trẻ theo kiểu ăn truyền thống. Gần như đa số các trường hợp BLW sẽ bắt đầu bằng các loại rau quả, trái cây trước. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu trực tiếp nào về nguy cơ thiếu sắt ở trẻ BLW.

Nguy cơ không đủ năng lượng cung cấp cho nhu cầu tăng trưởng

Đây là một quan tâm lớn của các chuyên gia y tế và dinh dưỡng. Mặc dù trẻ từ 6 tháng có thể tự cho ăn, trẻ có thể không đủ “sức” để duy trì việc tự cho ăn cho đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ không đủ sức duy trì việc tự ăn theo đúng nhu cầu. Trẻ có thể có nguy cơ không tiêu thụ đủ năng lượng và dưỡng chất. Và có thể gây thất bại tăng trưởng.

Một điều cần lưu ý nữa, là từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ sẽ không còn miễn dịch từ mẹ tốt. Và bắt đầu bị bệnh vặt thường xuyên. Thống kê ở độ tuổi 12 – 24 tháng cho thấy trung bình một trẻ có khoảng 13 đợt “không khỏe” một năm. Ở những giai đoạn bệnh này, trẻ sẽ giảm thèm ăn. Và không buồn tự ăn như khi khỏe nữa. Nếu vẫn cứng nhắc theo BLW lúc này, có thể gây hại cho trẻ.

Hiện nay chưa cho một nghiên cứu nào đủ lớn, đủ tốt, để đánh giá nguy cơ này. Tuy nhiên, một nghiên cứu quan sát cho thấy: Nhóm BLW có chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) thấp hơn hẳn so với nhóm cho được đút ăn. Và nhóm BLW có nhiều trẻ được đưa vào nhóm nhẹ cân hơn (trong khi nhóm cho ăn truyền thống không thấy có trẻ nào bị nhẹ cân). Đồng thời nhóm đút ăn có nhiều trường hợp bị thừa cân hơn.

Các nhóm chuyên gia cũng gợi ý rằng, ở những trẻ BLW. Ba mẹ nên linh động, xem xét việc đút muỗng, hỗ trợ bé ăn. Nếu thấy bé ăn không đủ so với nhu cầu, nhất là trong giai đoạn bệnh.

Khuyến khích phát triển hầu họng và nhai sớm ở trẻ.

Một giá trị cần thừa nhận tốt ở BLW là việc khuyến khích phát triển hầu họng và nhai sớm ở trẻ, cũng như việc cho ăn theo nhu cầu. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, các khuyến cáo hiện nay về cách cho ăn đút muỗng ban đầu cũng nhấn mạnh đến cho ăn theo nhu cầu trẻ.

Hãy chuẩn bị cho bé đồ dùng ăn dặm sớm nhất như: bát ăn dặm, thìa ăn dặm…

Các hội đồng y khoa đứng ở đâu trong thực hành BLW?

an-dam-tu-chi-huy-blw

Chưa thấy ý kiến của hội đồng nhi khoa Mỹ về phương pháp này.

Hội đồng dinh dưỡng nhi khoa Canada khuyến cáo thêm nhiều nghiên cứu về lợi hại. Và kết luận có thể không cần một phương pháp cứng nhắc nhất định nào. Mà nên theo tiến độ phát triển kỹ năng và tình trạng khỏe/bệnh của từng trẻ một. Để xem xét điều chỉnh thực hành BLW cho hợp lý.

Bộ y tế New Zealand thì dứt khoát hơn, không khuyến cáo việc sử dụng BLW cho trẻ con New Zealand. Cần có thêm bằng chứng trước khi xem xét thông qua.

Tại Úc: gần như không có bàn luận gì chính thống. Một guidelines của bệnh viện Hoàng Gia Nhi về dinh dưỡng cho cộng đồng chỉ nói rất chung chung về BLW, và không có kết luận gì cả.
Tất cả các khuyến cáo cho ăn ở trẻ Nhũ Nhi của các hội đồng nhi khoa lớn hiện nay đều giữ vững lập trường cho ăn dặm “truyền thống”

Việc cho ăn giống như bạn cho trẻ tập đi xe đạp vậy. Ban đầu thì cho đi hai bánh xơ cua, sau đó bỏ dần từng bánh sơ cua rồi mới cho đi luôn không vịn nữa. BLW nhìn chung, giống như cho trẻ đùng một phát tự đạp xe hai bánh. Nên có nhiều trẻ lóng ngóng có thể trầy xước lung tung giữa đường.

Nhưng làm sao thì làm, miễn là theo dõi trẻ cho tốt, và nên linh động. Nếu trẻ chưa sẵn sàng, hoặc phát triển kỹ năng chậm hơn các bạn khác. Mà vẫn cố bắt leo lên xe hai bánh đạp chơi chơi thì hơi tội cho con nó quá.

>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Chi Tiết Nhất

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x