Những Kiểm Tra Cần Thiết Nhất Đối Với Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai

Những Kiểm Tra Cần Thiết Nhất Đối Với Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai

Làm mẹ chính là món quà tuyệt vời nhất đối với các chị em. Trang bị đầy đủ kiến thức và tích lũy kinh nghiệm khi chuẩn bị mang thai là việc làm thông minh giúp cho thai kỳ của mẹ và bé trở nên nhẹ nhàng suôn sẻ hơn. Những kiểm tra cần thiết nhất đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai. Những mẹ đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai đừng bỏ qua bài viết này nhé.

1. Xét nghiệm máu trước khi mang thai

Với người mẹ khi mắc bệnh thiếu máu thì sẽ dễ phát sinh nguy cơ chảy máu sau khi sinh, ngoài ra còn dễ mắc bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, sức đề kháng yếu và phát triển chậm hơn.

Xét nghiệm máu trước khi mang thai để biết được tình trạng máu của mẹ có tốt hay không, có bị thiếu máu hay mắc các bệnh nào khác liên quan đến máu hay không. Đồng thời việc xét nghiệm máu trước khi mang thai còn giúp mẹ kịp thời bổ sung tình trạng thiếu máu để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

2. Kiểm tra phụ khoa trước khi chuẩn bị mang thai

Việc kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi chuẩn bị mang thai sẽ giúp các mẹ phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến phụ khoa như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, giang mai, lệnh lậu… và những bệnh dễ lây khác.

Nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non… Nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy cần đi khám kỹ trước khi mang thai.

3. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai sẽ giúp cho mẹ dễ dàng phát hiện ra xem có bị viêm đường tiết niệu hay tìm các khác thường trong nước tiểu như đạm, vi khuẩn, máu, đường…

Ngoài ra, nó còn có thể phát hiện sớm các bệnh về tim thận. Nếu bà mẹ bị mắc các bệnh về Tim – Thận sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Việc xét nghiệm nước tiểu nhằm giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường như dư lượng Glucose có trong nước tiểu, bệnh này có ảnh hướng đến sức khỏe của cả thai nhi và của mẹ. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm có thể điểu chỉnh đucợ bằng chế độ ăn uống thích hợp.

Việc xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định khi mang thai để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

4. Kiểm tra chức năng Gan trước khi mang thai

Việc kiểm tra chức năng gan và chuẩn đoán gan bị tổn thương là việc hết sức quan trọng. Nếu mẹ không may mắc bệnh gan khi mang thai có thể lây truyền cho thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sinh non. Các bệnh di truyền thông thường bao gồm cả bệnh máu không đông, thiếu máu, thiếu hồng cầu, hoặc xơ nang… Nếu mẹ mang thai bị viêm gan B thì chức năng gan sẽ bị suy giảm thêm sẽ khiến cho sức khỏe bị giảm sút, tình trạng đó sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển của thai nhi. Thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, đẻ non…

Thời điểm nhiễm bệnh của mẹ truyền sang con:

Nếu mẹ mắc bệnh ở quý I thai kì thì tỷ lệ truyền bệnh sẽ khoảng 1%.

Nếu mẹ bị mắc bệnh ở quý II thai kì thì tỷ kệ truyền bệnh sẽ vào khoảng 10%.

Nếu mẹ mắc bệnh ở quý III thai kì thì tỷ lệ truyền bệnh khá cao vào khoảng 60% – 70%.

Việc đi khám và tiêm phòng để xem cơ thể có bị nhiễm bệnh viêm gan B trước hay không. Tiêm phòng viêm gan B được chia làm 3 mũi ( 0 – 1 – 6). Với 2 mũi đầu tiêm cách nhau khoảng 1 tháng, mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 1 là 6 tháng.

5. Tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai

Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì việc tiêm chủng trước khi mang thai đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là những loại bệnh cần ngừa và thời gian tiêm hợp lý

– Rubella (Hoặc mũi tổng hợp rubella MMR – Sởi – Quai bị) thời gian tiêm chủng thích hợp nhất chính là trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Việc tiêm chủng mũi này giúp mẹ tránh bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu hoặc cuối của thai kỳ, giúp mẹ tránh được việc thai nhi bị dị tật, hay đẻ non.

– Mũi viêm gan B: Thời gian tiêm chủng phù hợp nhất chính là trước hoặc đang mang thai đều được. Việc tiêm mũi này cũng rất quan trọng, sẽ giúp khắc phục được tình trạng lây bệnh cho con.

– Thủy đậu: Với mũi này mẹ tiêm muộn nhất là 2 tháng trước khi mang thai. Nếu mẹ chưa bị thủy đậu hoặc đã tiêm ngừa  thì mẽ sẽ được kiểm tra miễn dịch. Đây là vacxin không thể bỏ qua, những nguy cơ thai nhi mắc phải nếu mẹ bị thủy đậu trong khi mang thai.

+ Mắc thủy đậu vào 3 tháng đầu khi mang thai: Ở thời gian này thai nhi có nguy cơ 0,4% nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh, sẽ có các biểu hiện như có sẹo ở da, tật đầu nhỏ, cân nặng nhẹ, chi ngắn, chậm phát triển tinh thần. Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai bị chết lưu.

+ Mắc thủy đậu khi thai nhi lớn hơn 20 tuần tuổi: Nếu mẹ mắc vào giai đoạn này mẹ cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết thai nhi trong thời gian này không bị ảnh hưởng bới bệnh thủy đậu.

+ Mắc thủy đậu trước khi sinh khoảng 5 ngày hoặc sau khi sinh khoảng 2 – 3 ngày: Thời điểm này các bé cũng rất dễ bị nhiễm bệnh thủy đầu lây từ mẹ do mẹ chưa đủ thời gian để tạo các kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh.

Theo thống kê cho thấy có khoảng 2% số bé có mẹ mắc bệnh thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật cao, dị tậ hình thể hay có thể dẫn đến liệt chi. Chính vì vậy me nên tiêm mũi phòng thủy đậu trước khi chuẩn bị mang thai là thực sự cần thiết.

– Cúm: Với tiêm phòng cúm, mẹ có thể tiêm mọi thời điểm. Tốt nhất mẹ nên tiêm và phòng trước khi mang thai vì nếu mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu mang thai có thể khiến cho thai nhi dễ bị dị tật.

Trong quá trình khi mẹ mang thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu của thai kỳ nếu chẳng may mẹ mắc những cơ cúm kéo dài dễ dẫn đến gây ảnh hưởng đến thai nhi như mắc dị tật bẩm sinh.

Chính vì vậy mẹ cần cẩn thận trong khi sinh hoạt cuộc sống như: 

– Chú ý chế độ dinh dưỡng

Mẹ nên lựa chọn những thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng để giúp thai nhi khỏe mạnh. Cố gắng ăn nhiều trái cây, rau sạch mỗi ngày, các loại ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều chất như các loại đậu đậu, các loại hạt, nước cam, sữa chua… Những chất giàu protein, sản phẩm từ đậu nành, thịt… cũng rất tốt cho bạn trước khi mang thai.

– Chú ý về khối lượng tiêu thụ cá

Nếu mẹ là thích những đồ của món ăn tanh này, hãy bắt đầu để ý đến số lượng ăn mỗi ngày. Cá bao gồm nhiều chất như omega-3, axit béo rất quan trọng đối với não bộ của bé và phát triển của mắt như protein, vitamin D, và các chất dinh dưỡng khác, nhưng nó cũng chứa thủy ngân có thể gây hại.

Hầu hết chuyên gia cho rằng phụ nữ mang thai nên ăn một số loại cá. Tuy nhiên nên tránh những loại có hàm lượng thủy ngân cao. Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo phụ nữ độ tuổi sinh đẻ không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu, hoặc cá kình, và ăn không quá 6ounces (1 phần ăn) cá ngừ đóng hộp mỗi tuần.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffein nhiều sẽ giảm khả năng sinh sản. Nó cũng có thể gây sẩy thai sau này. Bà bầu hạn chế dùng cà phê 200mg mỗi ngày.

Chuẩn bị sức khỏe tốt khi chuẩn bị mang thai là chuẩn bị tốt cho bé sau này. Để đảm bảo bé yêu luôn khỏe mạnh mẹ đừng quên việc khám sức khỏe tổng quát cũng như việc tiêm phòng trước khi mang thai.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x