Nêm gia vị cho trẻ tập ăn dặm thế nào là đủ, là đúng? (Phần 1)

Nêm gia vị cho trẻ tập ăn dặm thế nào là đủ, là đúng? (Phần 1)

Xung quanh vấn đề ăn dặm của trẻ khi đến thời kỳ này thường có rất nhiều ý kiến khác nhau. Về việc có nên nêm gia vị cháo hoặc bột cho trẻ hay không và cho bao nhiêu thì đủ? Dưới đây là những khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, mời ba mẹ cùng theo dõi.

Một trong những cuộc chiến thường gặp nhất, chính là về vấn đề nêm gia vị tạo độ mặn cho các món ăn dặm của bé với hàng tỉ ý kiến như “Nhạt thế làm sao mà ăn được”, “Trẻ con phải đậm đậm một tí nó mới ăn”, “Không có muối, không có iot là còi xương đấy”, “Trẻ con không cần phải ăn muối”… Vậy sử dụng muối trong các món ăn dặm của bé như thế nào?

Thực chất, ở bất cứ độ tuổi nào, con người cũng cần phải có một lượng muối nhất định. Lượng muối mà cơ thể các bạn nhỏ cần được cung cấp trong ngày là rất ít. Hơn thế, trong sữa mẹ và các thực phẩm tự nhiên (như ngũ cốc, trái cây, thịt cá, rau tươi…) đều đã có chứa một hàm lượng muối nhất định, hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu muối cho cơ thể trẻ mỗi ngày.

1. Nêm muối theo lứa tuổi của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi việc bú mẹ hoàn toàn đã được cung cấp đầy đủ lượng muối qua sữa mẹ. Sữa công thức cũng có hàm lượng muối tương tự sữa mẹ. Nên trẻ bú sữa công thức cũng được cung cấp đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể.

nem-gia-vi-cho-tre-tap-an-dam-the-nao-la-du-la-dung-phan-1

Với trẻ từ 1 – 3 tuổi, lượng muối tối đa mà cơ thể trẻ có thể xử lí 1 ngày là 2g. Trong khi đó, 1 quả trứng cỡ lớn đã chứa khoảng 425mg muối. Tương đương ¼ lượng muối cơ thể trẻ có thể xử lí 1 ngày rồi. Chỉ cần bé uống 500ml sữa, ăn 1 quả trứng, 1 hộp sữa chua 100gram, 1 nhánh cần tây cả lá, 1 miếng phô mai, 50 gram thịt bò là đã gần đủ lượng muối bé cần thu nhận trong 1 ngày luôn, đồng nghĩa với việc mẹ không cần phải nêm thêm muối trong quá trình chế biến món ăn dặm cho bé.

>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Đầy Đủ Nhất

2. Trẻ tập ăn dặm cần bao nhiêu muối mỗi ngày là hợp lý nhất

Theo hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) có đưa ra khuyến cáo lượng muối nhập TỐI ĐA cho trẻ nhỏ như sau:

Trẻ dưới 1 tuổi: dưới 1g muối/ngày (có nghĩa là dưới 0.4g Natri)

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: tối đa 2g muối/ngày ( tương đương 0.8g Natri)

Trẻ từ 4 – 6 tuổi: tối đa 3g muối/ngày (tương đương 1.2g Natri)

Trẻ từ 7 – 10 tuổi: tối đa 5g muối/ngày (tương đương 2g Natri)

Trẻ từ 11 tuổi trở lên: tối đa 6g muối/ngày (tương đương 2.4g Natri)

(Có nghĩa là, nếu bạn tính đơn vị Natri – như trong các thành phần dinh dưỡng biểu hiện trong các hiệu thức ăn, thì phải nhân lên 2.5 lần, để tính ra đơn vị muối)

3. Thay muối bằng nước mắm vào cháo cho trẻ tập ăn dặm?

Rất nhiều ông bố bà mẹ thay đã thế muối bằng nước mắm khi chế biến các món ăn dặm cho trẻ hay không, việc sử dụng mắm với liều lượng như thế nào là hợp lý với nhu cầu của các bạn bé?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng khi cho trẻ ăn mặn từ sớm, lượng muối mà trẻ bị nạp vào vượt quá nhu cầu của cơ thể, nhiều cơ quan sẽ phải làm việc quá tải như thận, tim, hệ tuần hoàn… Nguy hiểm hơn là có thể gây ra các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong.

nem-gia-vi-cho-tre-tap-an-dam-the-nao-la-du-la-dung-phan-1

Chính vì vậy, việc nêm mắm cũng cần tuân theo quy tắc giống như nêm muối với tùy từng độ tuổi của trẻ.

>> Xem thêm: Gợi Ý Mua Đồ Sơ Sinh MÙA HÈ Đầy Đủ , Tiết Kiệm Nhất

4. Lượng đường và đồ ăn dặm của trẻ nhỏ nêm gia vị cho trẻ

Chủ đề về đồ ngọt luôn khiến các bố mẹ băn khoăn, không chỉ trong khoảng thời gian bé ăn dặm mà còn trong cả quá trình cân đối dinh dưỡng cho con cái khi trưởng thành. Đôi khi nhìn các bé thèm bánh kẹo đến là tội nghiệp, bố mẹ không kìm lòng được cho con ăn rồi lại bối không biết mình có làm gì sai quá không.

nem-gia-vi-cho-tre-tap-an-dam-the-nao-la-du-la-dung-phan-1

Điều chỉnh lượng đường theo lứa tuổi của trẻ nêm gia vị cho trẻ

Tuy nhiên, WHO khuyến cáo nên giảm tiêu thụ đường tự do ở cả người lớn và trẻ nhỏ như sau:

Người trưởng thành nên giảm tiêu thụ đường tự do dưới 10% (50gr) tổng năng lượng nhập một ngày. Và tốt nhất nữ giới nên tiêu thụ đường tự do ít hơn 25gr/ngày. Còn nam giới có thể tiêu thụ đường tự do ít hơn 30gr/ngày.

Với trẻ em dưới 2 tuổi, không cần bổ sung thêm các loại đường và chế phẩm từ đường trong chế độ ăn.

Trẻ từ 3 – 8 tuổi không sử dụng quá 12gr/ngày.

Trẻ từ 9 tuổi trở lên cố gắng không sử dụng quá 30gr đường mỗi ngày. (Số liệu của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ AHA 2015)​

Tác hại của việc cung cấp đường quá sớm, quá nhiều cho trẻ nêm gia vị cho trẻ

Gây ra biếng ăn ở trẻ

Việc cung cấp năng lượng thêm từ đường có thể làm cho trẻ dễ “no”. cChính vì vậy, dẫn đến việc giảm thèm ăn, và khiến trẻ không ăn tốt các loại thức ăn chính yếu. Điều này đặc biệt quan trọng ở những trẻ “khó ăn”. Và việc giảm bớt thức uống ngọt có thể giúp tăng thèm ăn, và giúp trẻ ăn uống tốt hơn!

Đây là một điều các ba mẹ ông bà nên lưu ý. Khi muốn cải thiện thói quen ăn uống của con em. Một số ba mẹ, khi thấy con ăn kém, thường ép con uống sữa (và đa số là sữa có đường) để giúp con “bù” đủ năng lượng, mà quên đi rằng việc này sẽ càng làm nặng hơn vấn đề “biếng ăn” của trẻ. Chính vì thế nên lại càng không có nhu cầu ăn, và cũng càng không cảm thấy thèm ăn!

Làm mất cân bằng độ dinh dưỡng ở trẻ

Trẻ khi tiêu thụ nhiều đường vượt mức cho phép sẽ có thể dẫn đến việc thích ăn những thức ăn khác có chứa nhiều đường và nhiều carbohydrate khác ví dụ như bánh ngọt, kem, kẹo… và vì thế lại càng làm cho chế độ ăn của trẻ trở nên không cân bằng.

Dễ dẫn đến béo phì, thừa cân

Việc bé ăn quá đường một cách tự do như đường thêm vào thức ăn. Thức uống có liên quan trực tiếp đến nguy cơ thừa cân, béo phì. Và sâu răng ở cả người lớn lẫn trẻ em. Vì có liên quan đến việc thừa cân, béo phì. Việc tiêu thụ đường tự do còn có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý tim mạch.

Dễ dẫn đến tình trạng bị sâu răng, hư răng

Các loại đường chính là môi trường yêu thích của các loại vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng. Chúng sẽ lên men các loại đường này thành các acid và bám vào răng, theo thời gian dẫn đến tình trạng răng bị sâu. Đặc biệt, răng của trẻ em thường là răng sữa nên lớp men rất mỏng, cấu trúc răng yếu nên dễ làm quá trình sâu răng diễn ra nhanh hơn.

nem-gia-vi-cho-tre-tap-an-dam-the-nao-la-du-la-dung-phan-1

Làm giảm hệ miễn dịch vốn có nêm gia vị cho trẻ

Một số nghiên cứu quan sát còn cho thấy rằng việc tiêu thụ lượng đường cao hơn vượt mức cho phép (75mg – 100mg đường) có thể làm giảm hoạt động miễn dịch của cơ thể, và giảm khả năng giết vi trùng của tế bào bạch cầu của con người trong vài giờ.

Ảnh hưởng đến hành vi nêm gia vị cho trẻ

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng lượng đường cao. Có thể ảnh hưởng đến hành vi, cụ thể là khả năng tập trung và học hỏi của trẻ. Những nghiên cứu này vẫn chưa có kết luận xác đáng. Và không mang tính khẳng định, nhưng cũng là một khía cạnh chúng ta nên ghi nhận.

Trên đây là việc nêm các gia vị muối, mắm, đường cho trẻ ăn dặm và cho khi bé lớn.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x