Mang thai và những điều cần biết – Tuần thứ 24

Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông. Cơ thể bé bắt đầu tích mỡ, làn da dần căng ra và bé bắt đầu giống trẻ sơ sinh hơn mà chúng ta thường thấy. Quá tuyệt vời phải không nào?

Xem thêm: Tuần thứ 23 | Tuần thứ 25

 

Thông qua nhau thai, bé có thể nhận được oxy, nhưng khi được sinh ra, phổi của bé sẽ bắt đầu sử dụng oxy cho riêng mình. Surfactant là một chất giữ cho túi khí trong phổi gắn bó với nhau khi chúng ta thở ra và hít thở đúng cách. Các mí mắt của bé không còn dính vào nhau nữa, sẽ dần dần được tách ra 1 cách riêng biệt.

Một số mẹ bầu có thể nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.

Trí não của bé đang phát triển nhanh chóng tại thời điểm này. Vị giác cũng đang phát triển và trở nên phức tạp hơn.

Những thay đổi của mẹ mang thai tuần thứ 24

Tóc mẹ bầu trong thời gian này sẽ bong và dày lên trông thấy do sự thay đổi hormone trong cơ thể sản sinh ra. Nhưng sau khi sinh con thì lượng tóc này có thể rụng bớt. Mẹ hãy tận hưởng mái tóc đẹp này đi nhé!

Những thay đổi của mẹ mang thai tuần thứ 24 

Vòng bụng cồng kềnh, thật khó khăn để di chuyển phải không nào? Bụng của mẹ mỗi tuần mỗi lớn hơn và đến thời điểm này, có lẽ mẹ khó mà nhìn thấy đầu gối mình khi đứng thẳng.

Mẹ sẽ nhận ra rằng những ngón tay và mắt cá chân của mình bị sưng phù lên vào mỗi cuối ngày. Là do tổng lượng máu tăng lên khoảng 25% so với trước lúc mang thai.

Có khá nhiều mẹ sẽ bị chứng co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn trong tuần thai này. Những cơn co thắt này khiến cho dạ con co cứng lại vào những lúc bất chợt.

Chứng táo bón có thể hành hạ bạn nhiều hơn trong tuần thai này, thời gian cho việc đi đại tiện của các mẹ cũng tăng lên đáng kể, nhiều hơn mức mong muốn.

Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế. Lúc ra khỏi giường, hãy ngồi ở thành giường một vài phút trước khi đứng lên.

Lời khuyên cho tuần thai thứ 24 của mẹ

Hãy tham khảo các thử nghiệm đường huyết để kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Nếu bà mẹ bị tiểu đường trong khi mang thai, nó có thể gây ra vấn đề ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như lượng đường trong máu thấp. Nếu xét nghiệm máu cho thấy mẹ bị chứng thiếu sắt, một trong những dạng phổ biến nhất của thiếu máu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn uống bổ sung sắt.

Để vượt qua các cơn táo bón, mẹ nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, và cố gắng tập thể dục hàng ngày. Những thức ăn đã qua xử lý và có màu trắng sẽ làm tình hình tệ hơn, thế nên hãy tránh ăn chúng và thay vào đó là các thực phẩm làm từ bột nguyên hạt.

Để ngăn ngừa các chứng phù tay chân hay các cơn co thắt hãy tiếp tục tập thể dục. Sẽ không ảnh hưởng gì trừ khi bác sĩ khuyến cáo, nhưng cần tuân theo một vài quy tắc an toàn: Đừng tập khi đang cảm thấy mệt mỏi quá mức và dừng lại nếu cảm thấy đau, chóng mặt, khó thở.

Không nằm ngửa, tránh những môn thể thao có va chạm cũng như bất kỳ bài tập nào khiến bạn dễ mất thăng bằng. Nên uống nhiều nước, dành thời gian cho cả hai giai đoạn khởi động và thả lỏng.

Nếu mẹ thấy choáng váng như thể sắp ngất xỉu, hãy cúi đầu mình vào giữa 2 chân và gọi ai đấy gần mình nhờ giúp đỡ. Nếu không còn lựa chọn nào khác, thì hãy ngồi xuống sàn cho tới khi bạn cảm thấy bình thường trở lại.

1/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x