Thực đơn ăn dặm kiểu NHẬT cho bé TIẾT KIỆM, ĐÚNG CÁCH và DỄ LÀM

Lưu Ý Quan Trọng Khi chuẩn bị Thực Đơn Cho Trẻ Ăn Dặm Kiểu Nhật

Khi bé bước vào thời gian ăn dặm, khi bắt đầu chuẩn bị thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ nên lưu ý chọn thành phần thực đơn cho bé sao cho phù hợp với khẩu vị của bé mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé giai đoạn này. Ăn dặm kiểu Nhật mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho mẹ mà còn cho cả bé. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có thể nắm rõ được những điều cốt yếu về phương pháp này. Chính vì thế, trước khi quyết định cho bé ăn dặm theo kiểu của các bà mẹ Nhật, mẹ nên nắm được những điều quan trọng dưới đây:

1. Lưu ý thời gian cho bé ăn dặm kiểu Nhật

thuc-don-an-dam-kieu-nhat-cho-be

– Giai đoạn thứ 1 (từ khoảng 5 – 6 tháng tuổi): Trong thời gian bé vẫn ti sữa mẹ, đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Ở thời gian này thức ăn của bé nên nấu theo dạng bột và sánh để bé tập làm quen và dễ nuốt hơn.

– Giai đoạn thứ 2 (từ khoảng 7 – 8 tháng tuổi): Ở giai đoạn này bé đã bắt đầu tập nhai và tập dùng lưỡi để lấy thức ăn. Trong thời gian này thức ăn của bé mẹ nên ninh nhừ cho bé dễ tiêu hóa, dễ ăn.

– Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 9 – 11 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bé đã có thể thể nhai trệu trạo. Vì vậy mẹ có thể để bé có thể nhai bằng lợi bằng cách nghiền sơ qua đồ cho bé.

– Giai đoạn thứ 4 (từ khoảng 12 – 18 tháng): Thời gian này bé đã mọc răng và có nhiều răng hơn cho nên bé có thể nhai thức ăn. Mẹ nên nấu thức ăn cho bé mềm vừa phải, không sư dụng thức ăn dai, bé sẽ không nhai được và khó tiêu hóa hơn.

2. Lưu ý về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Khi bé mới bắt đầu tập ăn, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng trước với tỷ lẹ 1 gạo : 10 nước. Nếu nấu cháo bằng gạo, mẹ nên nấu chín nhừ hoặc xay rồi sau đó lọc qua rây cho bé ăn.

thuc-don-an-dam-kieu-nhat-cho-be

Bộ dụng cụ chế biến bột, cháo ăn dặm cho bé

Với những thực phẩm như thịt, cá, mẹ nên lựa chọn những loại cá nhiều thịt, thịt mềm dễ rây mịn. Mẹ nên kiên nhẫn ray thịt cá qua rây nhiều lần chứ không nên dùng máy xay. Vì đây là bước khá quan trọng để bé dễ dàng thích nghi với độ thô của thức ăn. Thời gian đầu, mẹ nên cho tỷ lệ nước nhiều hơn và bớt ít thịt cá đi cho bé dễ nuốt hơn. Sau khi bé đã quen mẹ cho bé ăn cháo đặc dần lên. Với những bé đang ăn dặm ở độ tuổi từ 5 – 6 tháng, mẹ chưa nên cho ăn trứng vì bé dễ bị dị ứng.

Mẹ cũng có thể cho bé ăn đậu hũ mịn. Mẹ lựa những loại đậu hũ non mịn của Nhật, rồi luộc chín kỹ sau đó cho qua rây.

>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Tháng Đầu Tiên

3. Những điều mẹ cần lưu ý khi sử dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé

– Cần có thời gian cho bé tập ăn dặm

– Việc cho bé ăn dặm chưa bao giờ là đơn giản, ngoài việc mẹ tập cho bé ngồi, tập cho bé cầm thìa và tập trung ăn mà không chơi trong khi ăn cũng đòi hỏi ở các bà mẹ cần phải có sự kiên trì vào việc cho bé ăn. Cần phải có thời gian cho bé hình thành thói quen ăn uống ngoan ngoãn.

– Đồ ăn dặm cho bé cần đầy đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin

thuc-don-an-dam-kieu-nhat-cho-be

– Sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên có màu sắc hấp dẫn giúp bé có hứng thú khi ăn hơn.

– Các mẹ không nên cho thêm gia vị như mắm, muối… vào đồ ăn dặm của bé. Vì bé vẫn còn nhỏ, lượng mắm, muối có trong đồ ăn đã đủ cho cơ thể của bé. Việc tập cho bé ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của bé. Với những bé dưới 1 tuổi các cơ quan trong cơ thể của bé chưa phát triển hoàn thiện. Và vẫn còn rất non nớt trong đó có thận. Việc mẹ nêm thêm muối/mắm vào đồ ăn dặm của bé. Dễ khiến thận của bé khó chuyển hóa. Và dễ dẫn đến suy giảm chức năng thận.

– Cho bé ăn đúng bữa, đúng giờ vừa tốt cho hệ tiêu hóa của bé, vừa giúp mẹ dễ dàng cho bé ăn hơn.

– Mẹ cũng nên thử những món ăn mới khoảng 3 – 4 ngày. Rồi mới áp dụng cho bé ăn chính thức. Nếu bé không muốn ăn những món này. Mẹ nên thay bằng những món khác đủ chất dinh dưỡng cho bé.

– Nếu bé muốn tự xúc đồ ăn, mẹ cũng nên để bé tự làm. Điều này sẽ giúp bé có khả năng tự lập từ sớm tốt hơn.

>>Xem thêm: Kinh nghiệm mua Đồ Sơ Sinh ĐẦY ĐỦ mà vẫn TIẾT KIỆM

4. Thời gian ăn dặm của bé qua từng giai đoạn

– Thời gian đầu khi mới tập ăn dặm mẹ nên cho bé ăn với số lượng nhỏ. Mỗi lần chỉ nên đút cho bé một lượng nhỏ hơn muỗng cà phê.

– Với bé mới 5 tháng tuổi, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày. Và tăng dẫn lên 2 bữa/ ngày cho bé 6 tháng.

– Nên cho trẻ ăn dặm vào khoảng 10 giờ sáng, đến khi bé được 6 tháng. Thì mẹ có thể cho bé ăn ăn thêm một bữa nhỏ trước 6 giờ tối.

– Thay đổi đa dạng các loại nguyên liệu nấu cho bé. Lưu ý nên lựa những nguyên liệu sạch từ tự nhiên phù hợp với bé.

– Nếu trong giai đoạn ăn dặm này, mẹ thấy bé có biểu hiện không muốn ăn thì cũng không nên ép bé ăn. Vì bé vẫn ti mẹ, sữa mẹ vẫn đang chiếm hầu hết khẩu phần ăn của bé trong ngày. Chính vì thế, mẹ cũng không cần phải vội vã.

– Với 2 tháng đầu tiên bé ăn dặm, mẹ cố gắng cho bé ăn riêng các món và thử qua cá loại thực phẩm được phép cho bé ăn để biết được sở thích của bé. Sau đó có thể linh động thay đổi lúc ăn riêng lúc ăn chung để đa dạng cho bé.

Thời gian đầu mẹ nên nấu riêng từng món vì mục đích để bé có thể làm quen và dễ nhận biết hương vị của các loại một cách rõ ràng nhất. Mẹ cũng dễ dàng biết được những thực phẩm gì bé bị dị ứng hay không.

5. Những món ăn bé có thể ăn trong giai đoạn này

Tinh bột: Có nhiều trong cháo, bột như bột gạo, khoai tây, khoai lang…

Chất đạm: Có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, đậu hũ, hay những thực phẩm từ sữa, sữa chua, phô mai…

Chất xơ và vitamin: Có nhiều trong rau củ tươi, cà chua, bắp cải, củ cải, các loại hoa quả như táo, cam, dâu…

Chất béo: Trong dầu thực vật hoặc mỡ động vật.

Các loại cháo cho bé có thể như

Cháo cà rốt, cháo bí đỏ sữa, cháo khoai tây sữa.

Chế biến món ăn dặm cho bé nhanh mà vẫn tiết kiệm thời gian

thuc-don-an-dam-kieu-nhat-cho-be

– Cháo: Thời gian đầu nên nấu theo tỷ lệ 1 : 10 như đã nói ở trên. Cháo được nấu nhừ và cho qua rây lưới cho nhuyễn đúng độ thô bé ăn. Mẹ có thể chia cháo thành từng hộp để ngăn lạnh trữ dùng dần trong khoảng 2 – 3 ngày.

– Các loại thịt, cá: Chế biến sạch sẽ, trần qua nước sôi có bỏ thêm chút gừng để loại bỏ những tạp chất và mùi hôi, thấm khô và cho vào xay/bằm nhuyễn. Tùy từng thời gian mà bé đang ăn. Sau đó chia thành từng phần thích hợp cho vào ngăn lạnh dùng dần.

– Nước dùng: Nước dùng có thể được hầm từ xương, nước luộc gà, nên lấy phần nước trong.

Rau, củ đặc biệt là các loại rau có lá nên chế biến tươi

an-dam-kieu-nhat-cho-be

– Tới mỗi bữa bé ăn, mẹ chỉ cần mang cháo và nước dùng ra rã đông, rồi đun liu riu cho cháo nóng, sánh lại. Hoặc mẹ cũng có thể làm nóng bằng lò vi sóng trong 1 – 2 phút. Thịt, cá cũng mang ra rã đông, mài nát rồi hòa với nước lạnh cho tơi. Và cho vào rây lọc bỏ nốt gân xơ rồi sau đó mới chế biến. Rau thì hấp nguyên miếng (nguyên cành) cho chín, rồi mới bằm nhỏ tới độ thô bé ăn.

Lưu ý nhỏ: Nếu bảo quản đông lạnh đúng cách sẽ không làm mất chất của đồ ăn cho bé. Mẹ nên sử dụng những thực phẩm tươi nhất có thể. Khi nấu chín phải để nguội sạch sẽ rồi mới bảo quản đông lạnh. Không được lẫn lộn giữa thức ăn sống và thức ăn chín. Nên sử dụng những hộp bảo quản có nắp đậy an toàn để bảo quan từng loại thực phẩm riêng biệt.

Khi cho bé ăn dặm phải luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc đi chợ thường khá vất vả, trước khi đi chợ mẹ cần lên thực đơn cho bé. Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé thường mất nhiều thời gian. Mẹ cần có sự kiên nhẫn trong việc cho bé tập ăn một cách khoa học.

1.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuần này có KHUYẾN MẠI gì?
x